Giá / Mô hình kinh tế

Thành Công Với Vật Nuôi Mới

Thành Công Với Vật Nuôi Mới
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/06/2012

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

Anh Hồng kể, năm 2005, anh bắt đầu nuôi nhím. Mặc dù nhím là loại động vật dễ nuôi, nhưng không phải ai nuôi cũng đạt hiệu quả kinh tế cao, và ngay trong lần nuôi đầu tiên này, anh gặp khó khăn do chưa nắm được kỹ thuật. Không chịu thất bại, anh lao vào học hỏi kiến thức nuôi nhím từ sách báo và những người đi trước. Nhờ có kiến thức chăn nuôi, giờ đây trại nhím của anh đã có gần 100 con. Mỗi năm, anh xuất bán 70 cặp nhím giống và bán cả nhím thương phẩm.

Theo anh Hồng, để nuôi nhím đạt hiệu quả cao, cần giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo khô ráo, thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Với nhím sinh sản, cần chọn con giống khỏe.

Không chỉ thành công trên lĩnh vực nuôi nhím, sau nhiều lần đến thăm các trại nuôi chồn nhung đen, đầu năm 2010, anh Hồng mua 15 con về nuôi. Theo anh, chồn nhung đen tuy là con vật nuôi mới ở nước ta (chúng thuộc họ gặm nhấm, có xuất xứ từ Nam Mỹ), nhưng dễ nuôi bởi thức ăn chỉ là cỏ, các loại rau, củ, quả. Thịt chồn nhung đen giàu dinh dưỡng nên giá bán khá cao.

Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 4 con, nuôi khoảng một tháng có thể xuất bán với giá từ 1-3 triệu đồng/cặp. Một ưu điểm nữa là chồn nhung đen rất ít bệnh. Theo kinh nghiệm của anh Hồng, chồn nhung đen thường mắc một số bệnh như ký sinh trùng đường tiêu hóa, xuất huyết truyền nhiễm... Để phòng bệnh cho chồn, cần tiêm phòng định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh chuồng nuôi, thức ăn, nước uống...

Hiện trang trại của anh Hồng có 300 con chồn nhung đen sinh sản, anh cũng đã xuất chuồng trên 200 con cho các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh và ở Khánh Hòa, TP.HCM...

Nhờ chọn hướng đi đúng nên trang trại nuôi nhím và chồn nhung đen đã đem về cho gia đình anh thu nhập ổn định với 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Anh Hồng tâm sự: “Nuôi con gì cũng vậy, trước tiên phải tâm huyết với con vật mình nuôi, cùng với am hiểu kỹ thuật và có kinh nghiệm thì nhất định sẽ thành công”.

Có thể bạn quan tâm

Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

15/06/2012
Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

15/06/2012
Lỗ Nặng Vì Nhím Rớt Giá Lỗ Nặng Vì Nhím Rớt Giá

Mua nhím giống với giá hơn chục triệu đồng/con, sau mấy năm chăm sóc, nhím trưởng thành có trọng lượng gần 20 kg bán được mức giá tròm trèm vài triệu đồng. Hàng loạt chủ trại nhím ở các tỉnh vùng cao Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang… đang điêu đứng vì giá bán nhím giảm mạnh.

15/06/2012