Kiên Giang: Thành Lập Liên Minh Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Mới đây, tại thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Cty CP Nông trại sinh thái (Ecofarm) đã ký kết với nông dân Giồng Riềng thành lập Liên minh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Ecofarm.
Tham gia liên minh có 120 hộ nông dân chuyên sản xuất rau ở các xã Bàn Thạch, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Thạnh Hòa và Ngọc Hòa của huyện Giồng Riềng. Thời gian thực hiện ký kết là 18 tháng với tổng vốn đầu tư hơn 11,17 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 4,47 tỷ đồng thông qua Dự án cạnh tranh nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, còn lại là đóng góp của nông dân và DN.
Mục tiêu của liên minh là giúp các hộ nông dân trồng rau nhỏ lẻ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như: Trồng các giống rau có chất lượng cao, trồng cây gốc ghép, sử dụng màng phủ liếp… nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua đó, làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế khoảng 20-30% so với sản xuất truyền thống, tăng chất lượng sản phẩm và giảm các nguy cơ gây mất an toàn cho rau do các nguyên nhân hóa học, sinh học và vật lý. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho Cty, đảm bảo tính cạnh tranh với các sản phẩm rau cùng loại, giúp Cty đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh tế.
Related news

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...