Prices / Mô hình kinh tế

Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất

Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất
Author: 
Publish date: Monday. June 18th, 2012

Các doanh nghiệp tại Đà Lạt đang bế tắc trong việc nhập giống hoa.

Với diện tích canh tác trên 2.500 ha, Đà Lạt là vùng trồng hoa lớn nhất nước, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1,3 tỉ cành hoa các loại (chưa kể khoảng 1.000 ha của các huyện lân cận Đà Lạt). Hiện 90% giống hoa của Đà Lạt được nhập khẩu từ các nước nhưng, từ tháng 8.2011, do quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (KDTV) phải có phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis, viết tắt PRA) từ nước xuất khẩu nên các doanh nghiệp bế tắc trong việc nhập khẩu giống hoa.

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, chủ trang trại Langbian Farm, có hơn 10 năm nhập khẩu giống hoa cho biết: “Chúng tôi gửi bản thông tin cần thiết để thực hiện PRA cho các đối tác xuất khẩu giống hoa nước ngoài. Họ đều lắc đầu, vì có những thông tin thuộc dạng “bí mật kinh doanh” của người ta như: Các nước đã từng nhập khẩu hàng hóa này, năng lực xuất khẩu (tấn/năm)... nên họ nhất quyết không khai”. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết thêm: “Các doanh nghiệp đã thực hiện và yêu cầu các nước xuất khẩu giống như Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc cung cấp thông tin để thực hiện PRA nhưng các nước này không đáp ứng, với lý do giống cây trồng của họ không chỉ xuất cho Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác, nhưng không có nước nào yêu cầu cung cấp thông tin về quá trình sản xuất giống như Việt Nam”.

Thời điểm này, các doanh nghiệp đã phải chuẩn bị nhập giống cho vụ hoa tết, nhưng do vướng thủ tục PRA nên chưa thể đặt hàng. Theo ông Đường, các doanh nghiệp trồng hoa đang sốt ruột vì nếu không được cấp phép nhập giống hoa thì sản xuất trong năm 2012 sẽ đình trệ, doanh nghiệp có nguy cơ đền hợp đồng vì không có hoa để bán... Mặt khác, đây sẽ là cơ hội cho hàng tiểu ngạch Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vài năm qua, hoa Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Việt Nam và cả tại Đà Lạt nhưng do hoa Đà Lạt chất lượng hơn nên vẫn giữ được thị trường.

Ngày 11.6, Chi cục BVTV Lâm Đồng có văn bản gửi Cục BVTV đề nghị xem xét cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu đối với những loại giống có cùng xuất xứ trong một quốc gia mà lần trước đã được phép nhập khẩu không phải yêu cầu nước xuất khẩu cung cấp thông tin để thực hiện PRA. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, phần lớn các lô giống ở các nước trước khi xuất khẩu đều được kiểm tra làm thủ tục KDTV đảm bảo an toàn dịch hại.

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết mỗi năm Đà Lạt nhập khẩu khoảng 30 triệu củ giống hoa ly ly, 30 triệu hạt giống hoa cát tường... Chỉ với 2 loại hoa này khi sản xuất hoa thương phẩm, nông dân Đà Lạt thu về trên 1.000 tỉ đồng/năm.

Related news

Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Monday. June 18th, 2012
Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Monday. June 18th, 2012
Anh Bùi Văn Mỹ Làm Giàu Nhờ Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Ở Đồng Tháp Anh Bùi Văn Mỹ Làm Giàu Nhờ Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Ở Đồng Tháp

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Monday. June 18th, 2012