Không dùng xi măng bón lúa
Ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết Sau chùm bài “dùng xi măng bón lúa” đăng trên báo chí, trong đó có báo Nông Thôn Ngày Nay và Báo Điện tử Dân Việt (Danviet.vn), Cục Trồng trọt đã có văn bản đề nghị các Sở NNPTNT vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến cáo và giải thích cho người dân không được dùng xi măng bón cho lúa.
Theo văn bản số 91, ký ngày 20.1.2016, qua thông tin trên báo chí và qua báo cáo kiểm tra xác minh của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho thấy, đến nay có hai trường hợp nông dân sử dụng xi măng bón cho lúa gồm một nông dân ở huyện Lai Vung và một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), chưa phát hiện thêm trường hợp nào bón xi măng cho lúa ở các tỉnh thành khác trong vùng ĐBSCL.
Đây là một hiện tượng tự phát của nông dân thực hiện, không theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp và có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất lúa nói riêng, đất nông nghiệp nói chung trước mắt và lâu dài.
Xi măng không phải là phân bón, cũng không phải là chất cải tạo đất, về cơ bản xi măng không có các chất dinh dưỡng cho cây trồng, khi bón xi măng vào đất sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chất và phát triển của cây trồng.
Do vậy, không được sử dụng xi măng bón cho lúa cũng như các cây trồng nông nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo hàng hóa với sản lượng lớn trên thế giới, những tác động tiêu cực đến sản xuất lúa đều có thể gây bất lợi cho tình hình sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ảnh hưởng tới thương hiệu lúa gạo nước ta.
Cục Trồng trọt đề nghị Sở NNPTNT các tỉnh thành khu vực ĐBSCL tăng cường kiểm tra và giải thích cho người dân hiểu rõ tác hại, khuyến cáo người dân không dùng xi măng để bón cho lúa và các cây trồng khác.
Related news
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thu giữ 6 tấn thức ăn hỗn hợp cho lợn có chứa chất tạo nạc, nhãn hiệu F-09S của Công ty TNHH Thiên Nam tự chế đang trên đường đi tiêu thụ.
Vụ đông 2015, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang triển khai mô hình bón phân khép kín mới - NPK 6.8.4 và NPK 12.3.13 cho ngô lai thế hệ mới với quy mô 3ha.
“Việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với các mô hình cánh đồng liên kết (CĐLK), vườn cây liên kết, ao cá liên kết, vùng màu liên kết, phải gắn kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trong từng vùng nguyên liệu thông qua các hiệp hội ngành hàng”