Prices / Mô hình kinh tế

Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein
Author: 
Publish date: Wednesday. May 2nd, 2012

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

Qua kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ để định lượng các chất cấm đã không phát hiện salbutamol, clenbuterol và ractopamine (chất tạo nạc cấm sử dụng) có trong sản phẩm Gold Protein.

Trước đó C49 thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) nghi có chứa chất tạo nạc bị cấm do 2 Cty nói trên nhập khẩu. Dù chưa được kiểm định độ chính xác nhưng nguồn tin lập tức rò rỉ và một số tờ báo đồng loạt loan tin về sản phẩm Gold Protein Peptide (được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu) chứa chất cấm khiến DN điêu đứng; thậm chí Bộ NN-PTNT cũng bị “mang tiếng” là cho phép nhập khẩu sản phẩm "chứa chất cấm".

Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT, Gold Protein Peptide là một dạng peptide của protein, được thuỷ phân từ đậu tương, làm cho vật nuôi dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn tốt hơn, đương nhiên đây không phải chất cấm mà ngược lại có lợi cho vật nuôi.


Related news

Hơn 17,8 Triệu Con Ốc Hương Bị Chết Ở Tuy An Hơn 17,8 Triệu Con Ốc Hương Bị Chết Ở Tuy An

Ngày 27/5, ông Lê Hoàng Ngọc, Chủ tịch UBND xã An Chấn (Phú Yên) cho biết, hơn 17,8 triệu con ốc hương của 14 hộ dân trong xã thả nuôi từ 2 đến 7 tháng tuổi tại khu vực Hòn Chùa đã bị chết, ước thiệt hại 1,2 tỉ đồng.

Wednesday. May 2nd, 2012
Có Thể Thiếu Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Vào Cuối Năm Có Thể Thiếu Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Vào Cuối Năm

Theo Sở Công Thương An Giang, giá thu mua cá tra trên thị trường toàn tỉnh liên tục giảm đã kéo theo giá cá tra bột, cá tra giống giảm theo.

Wednesday. May 2nd, 2012
Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Phát Triển Ngành Trồng Trọt Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Phát Triển Ngành Trồng Trọt

Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT thì mục tiêu là thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% hiện nay lên 95%; đối với khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%; khâu chế biến từ 30% lên 80%.

Wednesday. May 2nd, 2012