Không Có Cá Tầm Nhập Lậu Qua Đường Hàng Không

Trong Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo 127 TP.Hà Nội (chiều 10/7), ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: không có cá tầm nhập lậu qua sân bay Nội Bài.
Trước thông tin thời gian gần đây, hàng ngày có từ 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rất thấp chỉ khoảng 120 - 130 nghìn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và đang được bán tại thị trường TP.HCM.
Các sản phầm cá tầm giá rẻ này không những đã làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn bà con nông dân bị mất việc làm. Người tiêu dùng thì rất hoang mang vì không phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam đâu là cá tầm nhập lậu.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội - khẳng định, có sản phẩm đông lạnh vận chuyển qua đường Nội Bài trong đó có cá hồi. Tuy nhiên, cá tầm nhập lậu đi qua đường hàng không qua sân bay Nội Bài là không có.
Ông Hồng cho biết, về nguyên tắc, vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không vận chuyển hàng bảo quản trong nước. Trong khi đó, để vận chuyển cá tầm tầm sống thì phải vận chuyển trong nước và cần có khí cho cá. Như vậy, thực tế không thể xảy ra điều đó.
Mặt khác, giá cá tầm hiện tại thị trường Hà Nội khoảng 160 nghìn đồng/kg, cước vận chuyển bằng đường hàng không rất cao, khoảng 5 - 10 USD/kg. Vì vậy, nếu tính chi phí vận chuyển vào giá bán cá tầm sẽ bị đội lên rất nhiều.
Related news

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Mô hình nuôi gà đen lấy thịt được Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện tại xã Mường Báng và xã Sính Phình của huyện Tủa Chùa. Với quy mô 1.150 con, 28 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và thuốc thú y. Chi phí chuồng trại và công chăm sóc do người dân tự đóng góp.