Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo
Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Theo bà con ngư dân ở đây, thả chà nhằm tạo bóng mát làm nơi trú ẩn, tập trung sinh sống của các loài hải sản để khai thác. Ưu điểm của nghề thả chà kết hợp dùng ngư cụ để khai thác cá là chủ động được ngư trường, chi phí khai thác thấp, năng suất cao, mang tính ổn định và hiệu quả.
Chi phí làm mỗi cây chà khoảng 15 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 10 triệu đồng, ngư dân đầu tư 5 triệu đồng. Từ tháng 3.2013 đến nay, 16 cây chà đã được 16 hộ ngư dân tham gia mô hình thả xuống vùng biển Nhơn Lý.
Ông Lê Sĩ Hiền, ở thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, cho biết: “Nhờ dùng chà tập trung cá, thu nhập của bà con ngư dân chúng tôi tăng lên đáng kể, thu được 5 - 6 triệu đồng/chà sau mỗi đợt khai thác.”
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, cán bộ khuyến ngư của xã Nhơn Lý: “Hiện nay, toàn xã có 16 hộ ngư dân làm chà. Để đảm bảo thực hiện mô hình thả chà được thuận lợi, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai công tác quản lý, khai thác hải sản đúng theo quy định”.
Related news
Giống vịt Cổ Lũng (Bá Thước - Thanh Hóa) là giống vịt quý hiếm, được người dân địa phương nuôi từ lâu đời. Giống vịt Cổ Lũng hiện nay chủ yếu được nuôi tập trung ở các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Lâm và Thành Sơn, nhưng nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở 2 xã Cổ Lũng và Lũng Niêm.
Đã gần một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Bình lo lắng vì nhiều diện tích ao hồ đã xảy ra tình trạng tôm bị dịch bệnh gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người nuôi tôm...
Trong khi nhiều người nuôi lợn đã giảm quy mô hoặc chuyển nghề thì các xã viên HTX Chăn nuôi Nam Hưng (Nam Sách - Hải Dương) vẫn ổn định sản xuất và có lãi.