Khi Đồng Bào Tẽ Ngô Bằng Máy
Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.
Năm 2007, Hồng Định được Bộ NN-PTNT hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản ngô. Theo đó, bà con đã được tập huấn KHKT trồng ngô năng suất cao. Các giống ngô mới năng suất cao dần được thay thế giống cũ truyền thống, việc bón phân cũng được thực hiện khoa học hơn giúp giảm được lượng phân bón. Từ đó, sản lượng ngô tăng nhanh. Cùng với việc năm 2007 giá ngô ngoài thị trường cao, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng cao nên rất nhiều bà con đã trồng ngô và tạo nên một phong trào trồng ngô rộng khắp. Bà con bảo, giá lợn và gà được lắm, trồng ngô không bán, để nuôi gà là mình cũng được lợi rồi.
Những chiếc máy tẽ ngô TN-4, máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-2,5 đã được đưa vào sử dụng. Có máy, năng suất lao động tăng cao. Vào vụ ngô, mỗi chiếc máy đều hoạt động hết công suất, đi hết xóm này đến xóm khác để tẽ ngô cho bà con. "Mình trồng nhiều ngô, tẽ bằng tay lâu hết lắm, có máy nhanh hơn nhiều, được giá ngô là mình bán luôn, không được giá mình cũng chủ động bảo quản được nên ngô không bị hao hụt". Một người dân cho biết. Quy trình bảo quản ngô sau thu hoạch cũng được phổ biến đến từng hộ dân. Một cán bộ của Bộ NN-PTNT nhận định: "Tư duy của bà con đồng bào dân tộc về trồng cây, con đã thay đổi nhiều. Với họ, trồng ngô giờ là để bán hoặc làm cái gì đó để sinh ra tiền chứ không phải chỉ để ăn. Điều rất đáng mừng, đây toàn là những hộ nghèo. Từ Hồng Định, tư duy làm kinh tế này đã nhanh chóng lan ra các xã vùng lân cận".
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.