Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.
Ngày 3/4, có thông tin một người dân tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho rằng đã mua phải gạo nghi là giả với các đặc điểm: Hình dạng to và dài hơn gạo thường, màu trắng đục, có bề ngoài bóng, mùi lạ giống như mùi nhựa và khi nấu không nở như gạo thường mà rời rạc.
Hôm nay (5/4), ông Nguyễn Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết Cục đã nhận được một mẫu gạo được cho là “gạo giả” theo thông tin trên. Cục đã chuyển mẫu gạo này đến Trung tâm kiểm nghiệm của Cục kiểm định.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt so với gạo thông thường (được so sánh với gạo Khang Dân, một loại gạo phổ biến hiện nay).
Theo kết quả kiểm định, cụ thể hàm lượng amelo khoảng 26% (gạo Khang Dân cũng có chỉ số như vậy), protein 6,5 % ( chỉ số này gạo Khang Dân là 6,7%). Khi nghiền xay ở dạng bột, mẫu được cho là “gạo giả” cũng không có sự khác biệt đáng kể, không có mùi lạ.
Ông Quảng cho biết khi nấu cơm bằng gạo này chậm chín hơn so với gạo thường, có thể do hàm lượng amelo cao hơn. Có thể khẳng định đây vẫn là gạo thật.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trước đây tại TP. Hồ Chí Minh cũng từng xuất hiện thông tin có gạo giả, đến nay là Hà Nội. Ngay khi có thông tin này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chỉ đạo các Trung tâm chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc hệ thống vùng của Cục đi lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được mẫu gạo giả nào.
Ông Hào khằng định: “Nếu phát hiện được gạo giả, chúng tôi sẽ cho tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.