Prices / Tin thủy sản

Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới

Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
Author: Hải Linh
Publish date: Tuesday. January 9th, 2018

Ngày 4/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có hiệu lực từ 20/5/2017. Trong đó, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới được quy định tại Chương 3 như sau:

Điều kiện và nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản

a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.

b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.

c) Giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới và thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản với các nước có hoạt động trao đổi thương mại thức ăn chăn nuôi, thủy sản với Việt Nam.

2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản

a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm. Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.

b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).

Trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ NN&PTNT.

2. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới gồm:

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Đề cương khảo nghiệm.

c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

3. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm và ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm, Bộ NN&PTNT phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi, thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Bộ NN&PTNT

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Bộ NN&PTNT thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới, Bộ NN&PTNT phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm

a) Hình thức và mức độ kiểm tra: Bộ NN&PTNT phải thành lập đoàn công tác gồm đại diện các cơ quan quản lý liên quan và các nhà khoa học tổ chức kiểm tra tại hiện trường ít nhất 1 lần trong quá trình khảo nghiệm đối với một loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.

b) Nội dung kiểm tra: Điều kiện cơ sở khảo nghiệm; nội dung khảo nghiệm theo đề cương đã được phê duyệt


Related news

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá bảy màu tạo phong thủy thuận lợi Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá bảy màu tạo phong thủy thuận lợi

Kỹ thuật nuôi cá bảy màu phải nói là đơn giản nhất trong các loại cá cảnh nuôi tại nhà bởi chúng là loài sinh trưởng cực mạnh, thích hợp ở nhiều điều kiện sống

Tuesday. January 9th, 2018
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá chép Nhật cho tín đồ mê cá cảnh Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá chép Nhật cho tín đồ mê cá cảnh

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá chép Nhật hơi phức tạp và tương đối khó chăm sóc bởi đây là loài cá sinh hoạt theo điều kiện nhất định.

Tuesday. January 9th, 2018
5 loài sinh vật ngoại lai nguy hại ở một tỉnh miền Tây 5 loài sinh vật ngoại lai nguy hại ở một tỉnh miền Tây

Danh sách động vật ngoại lai nguy hại tại Sóc Trăng được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II công bố có cá chim trắng, lau kính, rô phi thường, rô phi vằn

Tuesday. January 9th, 2018