Khẩn trương thống kê diện tích nuôi thủy sản có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn
Theo đó, Sở NN&PTNT Hậu Giang đề nghị các phòng kinh tế, NN&PTNT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khẩn trương thống kê lại diện tích đang nuôi thủy sản trên địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; khuyến cáo các hộ đang nuôi thủy sản thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, diễn biến xâm nhập mặn để chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ thả giống và có biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời theo hướng dẫn của ngành chức năng; tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản áp dụng các biện pháp ứng phó với mặn, như tích trữ nước ngọt phục vụ nuôi thủy sản, đắp các đập, gia cố bờ bao, cống bọng, quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, định kỳ 7 - 10 ngày sử dụng một số hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Trường hợp cần thiết phải thay nước cho ao nuôi trong điều kiện nguồn nước cấp có độ mặn trên 5%o thì người nuôi cần thực hiện thay nước từ từ. Riêng đối với cá nuôi lồng bè cần chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến của độ mặn trên các tuyến kênh, sông để chủ động có biện pháp di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn, hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất. Trường hợp các đối tượng nuôi đến thời điểm có thể thu hoạch được thì chủ động tiến hành thu hoạch ngay khi độ mặn tăng cao kéo dài.
Related news
Trong những năm gần đây, với ưu điểm thời gian nuôi ngắn, sản lượng trên một đơn vị diện tích cao và mang lại lợi nhuận lớn, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Quảng Trị đã phát triển rất nhanh. Con tôm thẻ chân trắng đã giúp rất nhiều nông dân ở các địa phương ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái.
Bà Trần Thị Hà, thương lái thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông cho biết, 1 tuần nay giá tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT) trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh tăng mạnh trở lại nên người nuôi tôm rất phấn khởi trước vụ tôm mới.
Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao khoa học - công nghệ huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa sản xuất thành công tôm giống càng xanh tại chỗ với tỷ lệ thành công 80%. Công nghệ cho tôm đẻ tiếp nhận từ Trường đại học Cần Thơ.