Giá / Mô hình kinh tế

Khắm Khá Từ Mô Hình Nuôi Hàu Lồng

Khắm Khá Từ Mô Hình Nuôi Hàu Lồng
Tác giả: 
Ngày đăng: 07/05/2011

Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, Anh Nguyễn Văn Hôn, Chủ nhiệm HTX nuôi hàu lồng Đất Mũi đã cười rồi nói “người dân ở xứ này hay trêu chọc tôi là người hay nuôi những loài không cần cho ăn, hễ kéo lên khỏi mặt nước là phún nước mà cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Thật vậy, khi đến thăm mô hình Hợp tác xã nuôi hàu lồng Đất Mũi ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến được hình ảnh đó. Khi những cái lồng chứa đầy hàu vừa được kéo lên khỏi mặt nước, từ bên trong những con hàu với bộ mình đầy rong rêu lập tức phún nước ra bên ngoài, chúng không những làm ta thấy đẹp mắt mà bản thân chúng còn cho giá trị kinh tế rất cao.

Anh Hôn chỉ tay về phía giàn bè nuôi hàu rồi hồ hởi nói: lồng hàu anh em mới vừa xem là của 05 hộ nghèo trong ấp, họ được hỗ trợ 150 triệu đồng để kết bè gồm 36 lồng và thả con giống, đến nay đã thu hoạch 02 vụ được 80 triệu, còn 70 triệu nữa là đủ vốn. Hiện tại, trong lồng đang còn số hàu thương phẩm ước tính sẽ thu hoạch được khoảng 300 triệu đồng, sau khi thu hoạch vụ này, không chỉ trả được nợ mà còn có lời và lấy đó làm vốn tiếp tục thả nuôi, không bao lâu sẽ thoát được cảnh nghèo. 
Hiện tại một giàn bè của HTX nuôi hàu lồng Đất Mũi ít nhất cũng có 36 lồng.

HTX nuôi hàu lồng Đất Mũi được thành lập năm 2007, gồm 30 xã viên, hầu hết các xã viên tự chủ động nguồn vốn và kết bè thả nuôi hàu lồng trên những con sông. Chỉ riêng 05 hộ nghèo là được hỗ trợ vốn ban đầu. Chi phí đầu tư ban đầu cho 01 giàn bè có tổng chiều ngang 8,5m, dài khoảng 61m, gồm 36 lồng nhỏ ước tính khoảng 60 triệu đồng. 
Ông Trần Văn Bảy là người dân tộc nằm trong diện 05 hộ nghèo ở ấp Lạch Vàm xã Đất Mũi được hỗ trợ nuôi hàu phấn khởi: hai đợt thu hoạch vừa qua mỗi hộ cũng có lời khoảng 15 triệu/vụ, cứ theo cái đà này không bao lâu nữa chúng tôi sẽ thoát nghèo.

Ông Phạm Văn Thắng cũng là một trong 05 hộ nghèo được hỗ trợ nói: một phần đặc sản của vùng đất cuối trời Tổ quốc này là hải sản, chúng tôi là những hộ nghèo mà được hỗ trợ sản xuất vươn lên thoát nghèo từ việc nuôi những loại đặc sản này thì còn gì quý bằng.

Được biết, ngoài 05 xã viên là hộ nghèo, còn lại các xã viên khác trong HTX hàng năm thu lợi nhuận thấp nhất khoảng 50 triệu đồng từ việc nuôi hàu lồng.

Anh Hôn cho biết thêm: hiện nay anh đang có kế hoạch mở rộng vùng nuôi, hướng phát triển đến năm 2011 mỗi một xã viên phải có khoảng 15 giàn bè, mỗi giàn 75 lồng, nâng thu nhập của mỗi xã viên lên khoảng 100 triệu đồng/năm.Hiện tại, hàu lồng không chỉ được nuôi tại xã Đất Mũi mà đã được nhân rộng nuôi thí điểm ở các xã lân cận, bước đầu rất thuận lợi, hàu lớn rất nhanh.
 4 – 5 con đã được 01kg hàu thương phẩm.

Với giá hàu giống 4.000 đồng/kg, nuôi không tốn chi phí thức ăn sau 06 tháng 01kg hàu giống sẽ thu được khoảng 03 – 04 kg hàu thịt, với giá thành giao động khoảng 15 – 16 ngàn đồng/kg hàu thịt, nếu mô hình được nhân rộng thì không bao lâu nữa người dân vùng Đất Mũi sẽ khắm khá lên từ mô hình này.

nuoi hau bang long be.jpgnuoi hau bang long.jpg


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Gà Mía Làm Giàu Từ Gà Mía

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

07/05/2011
Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

07/05/2011
Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

07/05/2011