Prices / Tôm sú

Khắc phục một số bệnh ở tôm sú

Khắc phục một số bệnh ở tôm sú
Author: Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Publish date: Saturday. October 5th, 2019

Hỏi: Tôm sú lột xác xong có dấu hiệu yếu, bơi dạt vào bờ, vỏ nhăn nheo và mềm. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Nguyễn Văn Luận, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

Trả lời:

Với các triệu chứng trên, tôm sú đã mắc bệnh mềm vỏ. Tôm mắc bệnh có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần. Có nhiều nguyên nhân làm bệnh phát sinh như nước nhiễm chất độc bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc chất lượng nước, đất ao không thích hợp cho tôm. Bệnh cũng phát sinh khi tôm bị thiếu dinh dưỡng do trong thức ăn thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là Vitamin D. Hoặc cũng có thể do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu... Ngoài ra, ao nuôi có các điều kiện bất lợi gây sốc cho tôm, làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng khiến tôm bị mềm vỏ.

Để khắc phục, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ cho tôm, nhất là giai đoạn tôm lột xác. Bổ sung các loại sản phẩm như hỗn hợp của phốt pho hữu cơ, cung cấp đủ các loại vitamin và acid amin thiết yếu để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất, giúp tôm khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật, mau lớn. Bổ sung Canxi-Phospho và khoáng chất với tỷ lệ cân đối, giúp vỏ tôm mau cứng, chắc, bóng, đẹp sau khi lột. Liều lượng: 5 ml/kg thức ăn mỗi ngày, ngừng dùng thuốc 1 ngày trước khi tôm lột vỏ. Kết hợp dùng Vitamin C với lượng 2 g/kg thức ăn để tăng cường sức đề kháng, chống stress cho tôm. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, cần đảm bảo chất lượng nước, các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

Hỏi: Biện pháp điều trị bệnh còi ở tôm sú? (Phan Hoàng Nam, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau)

Trả lời:

Bệnh còi ở tôm sú do virus MBV (Monodon Baculovirus) gây ra. Khi mới nhiễm virus MBV, tôm có dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng thường có một số dấu hiệu như: Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn). Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi). Gan tụy teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh. Tỷ lệ chết cao, lên tới 70% hoặc có thể tôm chết hầu hết trong ao. Bệnh do virus gây ra nên chưa có biện pháp trị bệnh đặc hiệu. Vì vậy, cần thực hiện biện pháp phòng bệnh là chính. Đầu tiên, sử dụng tôm giống không nhiễm mầm bệnh MBV. Cải tạo ao, bể nuôi theo quy trình của Bộ NN&PTNT. Nuôi tôm đúng lịch thời vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp thức ăn đủ về chất và lượng. Quá trình nuôi, tránh các tác động có thể làm tôm bị stress.


Related news

Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ

Cần kiểm soát các chỉ số của môi trường nước đặc biệt là lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ Ph và theo dõi, chăm sóc tôm nuôi kĩ hơn so với thời điểm nuôi

Saturday. October 5th, 2019
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến

Kỹ thuật quy trình nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và các bước để nuôi tôm sú không thể thiếu

Saturday. October 5th, 2019
Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn với nhiều ưu điểm vượt trội đang ngày càng “thịnh hành” ở nhiều tỉnh, thành nuôi tôm trọng điểm.

Saturday. October 5th, 2019