Giá / Mô hình kinh tế

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/04/2012

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Nhằm báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngày 12/4/2012 Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức lượng giá mô hình trình diễn Trồng rau (dưa leo, bí xanh) vụ Đông – Xuân 2012 với quy mô 5 ha/11 hộ tại 2 xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Tham dự có Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông, đại diện phòng ban Trung tâm, Trạm Khuyến nông Hóc Môn, đại diện Hội Nông dân các xã và hơn 20 nông dân tham gia sản xuất tại địa phương.

Sau 5 tháng (tháng 10/2011 - 3/2012) thực hiện, do sử dụng giống tốt F1, bón phân cân đối, hợp lý và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên các mô hình đã đạt được những kết quả khả quan. Năng suất bình quân đạt cao: Dưa leo 29 tấn/ha, bí xanh 42 tấn/ha với giá bán hiện 6.000 đồng/kg thì lợi nhuận đem lại đạt khá cao từ 70 - 73 triệu/ha/vụ, chất lượng trái đẹp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Người dân đánh giá cao mô hình này do phù hợp với yêu cầu của ngành nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, khi tham gia mô hình người nông dân đã hiểu và nắm bắt được kỹ thuật canh tác, biết áp dụng kỹ thuật phun thuốc 4 đúng, giảm số lần phun thuốc, không sử dụng nhiều phân hóa học, ưu tiên dùng các sản phẩm sinh học và 100% hộ tham gia ghi chép đầy đủ nhật ký đồng rộng dù lúc đầu còn lúng túng và sai sót.

Được biết, qua tham gia thực hiện có 13 hộ (11 hộ tham gia mô hình, 2 hộ nhân rộng) hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận trồng rau theo quy trình VietGAP, trong đó 01 hộ đã được cấp giấy chứng nhận, các hộ còn lại chờ kết quả thẩm định của cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm

Hướng Dẫn Biện Pháp Diệt Chuột Hiệu Quả Hướng Dẫn Biện Pháp Diệt Chuột Hiệu Quả

Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.

23/04/2012
Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

23/04/2012
Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

23/04/2012