Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có 479 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học
Từ hiệu quả các mô hình thí điểm đến nay đã nhân rộng ra toàn huyện với 53 mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và 426 mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm, tập trung ở các xã Nga Mỹ, Nga Tân, Nga Phú, Nga Thành, Nga An...
Theo tính toán, việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi không chỉ bảo đảm môi trường, hạn chế được dịch bệnh mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí, bởi nguyên liệu để sử dụng làm đệm lót chủ yếu là những phụ phẩm trong nông, lâm nghiệp như trấu, mùn cưa nên có giá thành rất rẻ, thuốc balasa dùng để trộn vào hỗn hợp có giá chỉ 70.000 đồng/gói và được sử dụng trong khoảng 1 năm nên phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ.
Related news
“Dự án CT 135 đã huy động sự tham gia của người dân, hỗ trợ theo nguyện vọng của họ. Tuy nguồn vốn ít nhưng hiệu quả, nhiều người được hưởng lợi bằng cách luân chuyển vốn” - ông Bàn Tài Pu – Chủ tịch UBND xã Công Trừng, huyện Hoà An (Cao Bằng) cho hay.
Xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp trong những tháng đầu năm nay tăng mạnh đến mức nhiều DN đang khó tìm mua được nguồn hàng để XK. Giá những loại gạo này cũng tăng cao trên thị trường nội địa khi các DN tranh nhau mua.
Việc nâng cao chất lượng đàn bò thịt cao sản địa phương có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt nhập khẩu, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cần nhanh chóng triển khai các biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, mở rộng đồng cỏ và nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp…