Giá / Mô hình kinh tế

Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa

Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa
Tác giả: 
Ngày đăng: 29/06/2013

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

Chương trình phát triển ngành sữa tại Việt Nam được triển khai gần 20 năm qua. Các chuyên gia của Công ty FrieslandCampina Việt Nam (FCV) chỉ ra hàng loạt bất lợi khi những người nuôi bò chỉ dừng lại ở mô hình hộ cá thể: Chăn nuôi trong điều kiện phụ thuộc nhiều mặt vào các đại lý cung cấp thức ăn, tự bỏ chi phí kiểm nghiệm thức ăn. Lợi nhuận từ nuôi bò bán sữa ngày càng giảm do mức tăng từ các chi phí đầu vào.

Hỗ trợ trực tiếp người chăn nuôi

Từ thực tế này, công ty đã hỗ trợ những hộ chăn nuôi bò sữa ở gần nhau lập thành nhóm và tổ hợp tác để tự quản về kiểm tra chất lượng sữa. Theo đó, những tổ, nhóm này sẽ bầu ra những nhóm trưởng, tổ trưởng có trách nhiệm ghi chép số lượng sữa của từng thành viên, lấy mẫu sữa, lưu giữ và phân tích khi cần thiết nhằm cải thiện chất lượng sữa của từng thành viên.

Với mô hình này, đến kỳ hạn thanh toán tiền sữa, nhóm trưởng và tổ trưởng chủ động nhận và chi trả tiền sữa cho các thành viên theo giá của công ty chi trả. Những nhóm lập ra sẽ được công ty hỗ trợ đầu tư lắp đặt hệ thống bồn lạnh tại chỗ giúp nâng cao chất lượng vi sinh của sữa, nhờ đó giá thu mua sữa sẽ cao. Người nuôi được mua thức ăn với giá giảm do FCV kết nối với công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi.

FCV còn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi như chọn giống, gieo tinh nhân tạo, chăn nuôi đúng kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, sản lượng cao nhất. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ người nuôi vay vốn ưu đãi để phát triển đàn bò cũng như trang bị thiết bị.

Phát triển mô hình tổ, nhóm

Kết quả của mô hình này cho thấy từ tháng 10-2012 đến ngày 30-4-2013 có khoảng 60 hộ chăn nuôi bò sữa mua được 439 tấn thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ nhà máy sản xuất. Dự kiến đến cuối năm 2013 có 130 nông dân chăn nuôi bò sữa sẽ mua được thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ nhà máy sản xuất, số lượng thức ăn chăn nuôi nông dân mua được lên đến 1.000 tấn. Việc mua trực tiếp từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa giúp nông dân tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Ông Lưu Văn Tân, Trưởng bộ phận phát triển ngành sữa của FCV, cho biết do giảm chi phí đầu vào cho nông dân, giá sữa tươi nguyên liệu bình quân nhóm, tổ hợp tác nhận được cao hơn so với nông dân cá thể từ 4% - 10%. Mặt khác, chất lượng vi sinh của sữa được nâng cao rõ rệt do được làm lạnh ngay tại trại. Nhờ vậy, FCV có được nguồn sữa nguyên liệu chất lượng cao cho các dòng sản phẩm dinh dưỡng của công ty bán ra thị trường.

Hiện số lượng nông dân chăn nuôi bò sữa tham gia chương trình ngày một nhiều dù mới triển khai. Từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò sữa, đến nay, Bình Dương và các vùng lận cận huyện Củ Chi (TP HCM), Long An, Tây Ninh đã có hơn 3.000 hộ nông dân nuôi bò tham gia chương trình phát triển ngành sữa của FCV. Ông Tân cho biết sẽ tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi tổ, nhóm ở tất cả vùng sữa nguyên liệu của FCV như Sóc Trăng, Long An, Củ Chi, Lâm Đồng, Hà Nam, Hưng Yên.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trại Gà “Siêu Trứng” Ở Ninh Thuận Mô Hình Trại Gà “Siêu Trứng” Ở Ninh Thuận

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

29/06/2013
Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.

29/06/2013
Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn Ông Chủ 4 Trang Trại Lợn

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.

29/06/2013