Prices / Mô hình kinh tế

Hợp Tác Xã - Nông Dân Liên Kết Trồng Nấm

Hợp Tác Xã - Nông Dân Liên Kết Trồng Nấm
Author: 
Publish date: Sunday. March 17th, 2013

Mô hình liên kết giữa hợp tác xã (HTX) với ND ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng trong trồng nấm bào ngư đã giúp nhiều hộ có công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập...

Cách đây hơn 10 năm, cuộc sống của người dân ở phường Hòa Phát rất khó khăn. Đa phần người dân làm công nhân ở các khu công nghiệp, con em nhiều gia đình phải đi xa lập nghiệp, đời sống bấp bênh. Năm 2008, Hội ND phường Hòa Phát cử cán bộ đi học nghề trồng nấm ở Trung tâm Dạy nghề huyện Hòa Vang, sau đó về mở lớp hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc nấm.

Hội ND phường thường xuyên hỗ trợ vốn, đặc biệt là những người mới bắt tay vào làm và những hộ có điều kiện khó khăn cần vốn để mở rộng diện trồng nấm. Bên cạnh đó, phường xây dựng mô hình liên kết giữa HTX và người dân để tìm đầu ra cho sản phẩm. Sau 6 năm thực hiện mô hình này, giờ đây nhiều gia đình không chỉ có thu nhập ổn định mà còn làm giàu từ nghề trồng nấm bào ngư

Theo Bà Hoàng Thị Ánh- Chủ tịch Hội ND phường Hòa Phát, trồng nấm bào ngư chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật không khó, vốn đầu tư không cao, chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh, nhu cầu thị trường luôn ổn định nên người dân rất mặn mà với nghề. Hiện, xã Hòa Phát có 25 hộ tham gia mô hình trồng nấm, với giá bán cho HTX từ 25.000-30.000 đồng/kg, thu nhập bình quân của mỗi hộ trồng nấm từ 7-10 triệu đồng/tháng.

Chị Bùi Thị Cải (tổ 24) - tham gia mô hình trồng nấm bào ngư cho biết: "Năm 2012, gia đình tôi được phường hỗ trợ 30 triệu đồng, tôi mở rộng cơ sở trồng nấm thêm 400m2. Hiện, diện tích trồng nấm của gia đình là 1.000m2 với trên 6.000 bịch nấm, mỗi ngày thu khoảng 15-20kg, trị giá 450.000 - 500.000 đồng. Từ khi trồng nấm bào ngư, gia đình tôi sung túc hơn”. Theo chị Cải, trồng nấm bào ngư có thu nhập hàng ngày, ổn định nên con trai đầu của chị đã thôi làm công nhân để ở nhà giúp gia đình trồng nấm. Có thêm nhân công, sắp tới chị tiếp tục mở thêm diện tích đưa nghề trồng nấm trở thành nghề chính của gia đình.

Đến nay phường Hòa Phát đã giải quyết việc làm cho hầu hết các hộ gia đình khó khăn, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên cũng từ trồng nấm bào ngư.


Related news

Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.

Sunday. March 17th, 2013
Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

Sunday. March 17th, 2013
Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

Sunday. March 17th, 2013