Prices / Mô hình kinh tế

Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau

Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau
Author: 
Publish date: Saturday. May 19th, 2012

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Sau gần 5 năm, HTX nuôi hàu lồng xã Đất Mũi được xem là một trong những mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả cao, không những đem lại lợi nhuận cho các xã viên mà còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Trước đây khi nuôi giống hàu sinh sản nhân tạo ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chi phí vận chuyển và mua con giống khá cao nên HTX quyết định nuôi thử giống hàu địa phương để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Kết quả thật bất ngờ khi giống hàu địa phương tăng trưởng và phát triển ổn định hơn so với giống hàu khác. Mặt khác, hàu địa phương nhanh chóng thích nghi với muôi trường, tỷ lệ hao hụt cũng ít hơn.

Ông Lê Hoàng Liêm, thành viên HTX nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, cho biết, nghề nuôi hàu phát triển như hiện nay là cả quá trình với nhiều khó khăn, bắt đầu từ cách thức nuôi hàu bằng bè, lồng và con giống được nuôi theo mô hình của Vũng Tàu. Ngày nay, chúng tôi có nhiều cải tiến trong cách nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt là việc nuôi thử nghiệm thành công giống hàu địa phương.

Với 240 tấn hàu giống được thả nuôi trên 15 bè, sau 10 tháng nuôi năng suất đạt trên 420 tấn hàu thương phẩm. Số hàu này được tiêu thụ ở ngoài tỉnh với giá bán bình quân 15 triệu đồng/tấn. HTX hàu lồng xã Đất Mũi thu lãi trên 6 tỷ đồng, đem lại thu nhập bình quân từ 20 - 100 triệu đồng/năm cho mỗi xã viên.

Ông Lê Hoài Mến, ấp Lạch Vàm, xã Đất Mũi, trước đây không có công ăn việc làm, nay nhờ có thu nhập từ việc làm công cho HTX như khai thác hàu và các công việc khác nên cuộc sống gia đình ổn định hơn.

“HTX dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng để có thể cạnh tranh với các giống hàu ở địa phương khác. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là đầu ra chưa ổn định, môi trường nuôi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người nuôi còn chưa mạnh dạn phát triển nghề nuôi hàu” - ông Nguyễn Hoàng Hôn, Chủ nhiệm HTX nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, cho biết.

Phát triển nghề nuôi hàu vừa là hướng đi giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, do đó rất cần có những chính sách đầu tư phù hợp để phát triển.

Related news

Xây Nhà “Dụ” Chim Yến Ở Lộc Thành (Lâm Đồng) Xây Nhà “Dụ” Chim Yến Ở Lộc Thành (Lâm Đồng)

Trong thời gian vừa qua, một số người dân ở TP Bảo Lộc nuôi chim yến. Và gần đây, ở xã Lộc Thành (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cũng có người đã mạnh dạn bỏ tiền tỷ ra xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ.

Saturday. May 19th, 2012
Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa Hiệu Quả Mô Hình Ruộng Lúa - Bờ Dưa

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.

Saturday. May 19th, 2012
Làm Giàu Từ Cây Tầm Vông Ở Bình Phước Làm Giàu Từ Cây Tầm Vông Ở Bình Phước

Ở thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (Bình Phước) hiện có rất nhiều hộ khá lên nhờ trồng cây tầm vông. Giá tầm vông tương đối ổn định, khi thu hoạch tùy loại lớn nhỏ có giá bình quân từ 10 đến 25 ngàn đồng/cây. Sau mỗi đợt thu hoạch, trừ chi phí nông dân thu lãi gần 60 triệu đồng/ha tầm vông. Loại cây này còn rất hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất xấu.

Saturday. May 19th, 2012