Hợp Tác Trồng Rau An Toàn
Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngoại thành, Long Xuyên (An Giang) triển khai mô hình này, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân làm ăn ngày càng thuận lợi. Phong trào “Hợp tác trồng rau an toàn” ở Mỹ Hoà Hưng từng bước phát triển mạnh, hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.
Tổ kinh tế hợp tác Trồng rau an toàn Mỹ An (xã Mỹ Hoà Hưng) tăng lên 25 thành viên và diện tích cánh tác cũng tăng lên 7,7 héc-ta. Những tháng đầu năm 2013, Hội Nông dân xã Mỹ Hoà Hưng, Hội Nông dân TP. Long Xuyên và Trạm Bảo vệ thực vật thành phố nhân rộng thêm 1 Tổ trồng rau an toàn ở ấp Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hoà Hưng), có 8 thành viên canh tác 5,6 héc-ta theo hướng VietGap.
Năm 2012, nông dân Mỹ Hòa Hưng tiếp nhận Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại thành phố Long Xuyên” tại ấp Mỹ An, do Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên làm chủ nhiệm dự án, với 13 thành viên diện tích sản xuất trên 2 héc-ta.
Qua đó, người trồng rau an toàn ở Mỹ Hoà Hưng được tiếp cận và ứng dụng quy trình canh tác, như: Tưới phun, trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh, xây dựng nhà lưới ươm cây con, nhà sơ chế sản phẩm, xây hố thu gom rác thải, lập sổ tay ghi chép theo hướng VietGap, liên kết Ban Quản lý các chợ vận động tiểu thương ký hợp đồng bán rau an toàn, đồng thời đưa rau an toàn của Mỹ Hòa Hưng vào siêu thị Coopmart.
Xác định trồng rau an toàn là bảo vệ sức khỏe cho người trồng, hạn chế tiếp xúc thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường do những độc tố, chất thải của nông dược, mà nông dân có tập quán canh tác sử dụng không đúng phương pháp “4 đúng” … Hội Nông dân thành phố phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên, hàng năm tổ chức trên 5 lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng rau an toàn để nâng cao kiến thức cho người trồng rau, tổ chức cho nông dân tham quan học tập nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh. Từ đó, mô hình tiếp tục duy trì, diện tích trồng rau an toàn của ngoại thành trên 54 héc-ta.
Hội Nông dân thành phố, Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng và Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên kết hợp vận động thành lập “Tổ kinh tế hợp tác trồng rau an toàn” có 13 thành viên, sau một năm hoạt động sản xuất và kinh doanh, hiện số thành viên trong tổ tăng lên 17 người và diện tích sản xuất cũng tăng lên 5 héc-ta. Điều đáng lưu ý, chương trình trồng rau an toàn theo hướng VietGap đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, vừa làm thay đổi tập quán canh tác trồng rau của nông dân trên đất cù lao Ông Hổ.
Mô hình trồng rau an toàn của Long Xuyên đã hình thành và phát triển từ những năm 1995 cho đến nay, đây là một quá trình có nhiều khó khăn và ít ai nghĩ sẽ duy trì. Nguyên nhân do sản phẩm bán ra không ổn định, ngoài thị trường khó phân biệt rau an toàn và rau không an toàn, người trồng rau chưa hợp tác lại để phân công lịch xuống giống cho phù hợp và tăng cường chủng loại rau trồng để đảm bảo số lượng… cũng như làm đa dạng mặt hàng cung ứng cho người tiêu dùng,
Hội Nông dân thành phố và Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên kiên trì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phương pháp trồng rau an toàn, tuân thủ quy trình kỹ thuật; trong đó, chú trọng tiêu chí hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn trữ trong rau sau khi thu hoạch.
Trồng rau an toàn hạn chế phun xịt thuốc bảo vệ thực vật từ 2 – 4 lần/vụ, hệ số sử dụng đất tăng lên 7 – 8 lần/năm. Như vậy, việc phun thuốc giảm được 14 – 32 lần, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, ý thức xử lý rác thải nâng lên… Người trồng rau an toàn xây dựng vườn ươm cây con, xác định nguồn gốc và ghi chép quá trình sinh trưởng, giúp việc quản lý dịch hại trên cây trồng tốt hơn.
Đặc biệt, những nông dân hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đây là hiệu quả lớn từ mô hình trồng rau an toàn ở Mỹ Hòa Hưng. Điển hình, liên kết Dự án du lịch nông nghiệp An Giang, cung cấp rau cho bữa ăn của du khách, góp phần phát triển mô hình du lịch Homestay, du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng phát triển bền vững.
Related news
Về xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hỏi thăm “vua” giống dưa hấu ghép bầu Hoàng Văn Nại ở thôn Pắc Nông không ai là không biết vì trong mấy năm gần đây nhà anh đã trở thành địa chỉ chuyên cung cấp cây giống dưa hấu chất lượng cao cho người trồng dưa khắp nơi.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, nuôi tôm hiện đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất.
Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.