Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…
Với chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi bò sữa cách bền vững, an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng suất chất lượng sữa cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sáng ngày 06/9/2013 tại xã An Phú, trạm Khuyến nông Củ Chi đã tổ chức hội thảo “Chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp”.
Tham dự buổi hội thảo có ông Võ Ngọc Anh, giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM; đại diện một số ban ngành liên quan và các hộ dân chăn nuôi bò sữa tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi.
Tại hội thảo, trạm Thú y và trạm Khuyến nông huyện Củ Chi đã trao đổi những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật thực hành chăn nuôi bò sữa tốt như về quản lý giống, thức ăn, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, quản lý chất thải,... Điển hình như về chuồng trại cần thiết kế sao cho chuồng thông thoáng, giảm nhiệt độ nóng trong chuồng nuôi, dễ dàng vệ sinh. Bên cạnh đó cũng khuyến cáo với bà con nông dân trồng các loại cỏ chăn nuôi như VA06, MulatoII,…; phòng trị một số loại bệnh như tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng, ký sinh trùng, viêm vú …
Qua hội thảo bà con nông dân cũng đã được ban ngành huyện Củ Chi giải đáp những thắc mắc về giải pháp đầu ra tiêu thụ sữa, nguồn vốn cho nông dân vay, tiêm phòng định kỳ hàng năm, hỗ trợ thiết bị cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa…
Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế H.Củ Chi nhận định: Củ Chi trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi bò sữa phát triển rất mạnh, với đàn bò sữa hơn 58.000 con là huyện trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố, Trong chăn nuôi bò sữa yếu tố đầu ra là quan trọng, hai công ty lớn Vinamilk và Campina Việt nam thu mua sữa giúp các hộ sản xuất có đầu ra ổn định. Để vay vốn theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND phòng Kinh tế huyện sẽ hỗ trợ bà con về thủ tục vay. Và UBND Huyện cũng đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại một số xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội giúp bà con an tâm chăn nuôi sản xuất.
Ông Võ Ngọc Anh, giám đốc TTKN phát biểu: đối với chăn nuôi bò sữa bà con đề nghị cơ quan chức năng tăng giá cả sữa đầu ra cho người chăn nuôi là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên vấn đề bà con có thể giải quyết cần quan tâm đó là nuôi dưỡng chăm sóc sao cho bò phát triển tốt, bò cho năng suất sữa cao.
Để đạt hiệu quả trên bà con cần chú ý về quản lý con giống, chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh,... như chăn nuôi theo quy trình VietGahp đã đề ra. Với vai trò khuyến nông, TTKN hỗ trợ bà con trong hoạt động khuyến nông, hướng dẫn bà con về kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân học tập trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi từ đó giúp bà con phát triển chăn nuôi bò sữa theo VietGahp.
Related news

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.

Cá nàng hai còn có một tên gọi khác là cá thát lát cườm. Thịt loài cá nàng hai có mùi thơm, chất lượng thịt ngon, có thể chế biến ra nhiều món ăn cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.