Hội Thảo Cải Thiện Nghề Câu Vàng Và Câu Tay Cá Ngừ Việt Nam
Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.
Trong những năm gần đây, Bình Định nói riêng và các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung có nghề khai thác cá ngừ phát triển khá, đóng góp nhiều cho nền kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá tuy phát triển khá song nghề khai thác cá ngừ ở khu vực này có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất theo hộ gia đình; sản lượng tăng nhưng chất lượng không đồng đều, giá giảm, gây lãng phí nguồn lợi và sự phát triển bền vững của nghề câu cá ngừ Việt Nam. Trước thực trạng này, cần thiết phải cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn MSC.
Để được chứng nhận MSC, nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi. Có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…
Related news
Mới 33 tuổi, anh Phan Thanh Sơn (thôn Tân Điên, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã sở hữu một trang trại tổng hợp rộng 1,5ha, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Chú Dương Văn Chúc cho biết, cách đây 2 tháng, chú có dịp tham quan mô hình nuôi tắc kè hoa tại thị trấn Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang để triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ, thời gian thực hiện trong 2 năm (2012 - 2013) với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.