Prices / Tin thủy sản

Hỏi - đáp thủy sản tháng 12/2017

Hỏi - đáp thủy sản tháng 12/2017
Author: BAN KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Publish date: Friday. December 22nd, 2017

Hỏi: Xin hỏi những lưu ý về chăm sóc trong nuôi tôm vụ đông? (Hồ Văn Tài, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)

Trả lời:

Trong nuôi tôm vụ đông, khi nhiệt độ xuống thấp, cần giảm thức ăn cả về số lượng lẫn số lần cho ăn. Mỗi ngày cho ăn từ 2 - 3 lần. Định kỳ 7 - 10 ngày bón Dolomite với liều lượng 100 - 150 kg/1.000 m3 nhằm ổn định pH, độ kiềm trong ao nuôi (đối với ao đất). Định kỳ 3 - 5 ngày ổn định độ kiềm trong ao nuôi bằng Sodium bicarbonate (NaHCO3). Lưu ý, hàng ngày cần bổ sung thuốc bổ, Vitamin C, khoáng chất vào thức ăn cho tôm. Bổ sung khoáng vào môi trường ao nuôi. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học. Vào vụ đông nhiệt độ giảm vì vậy cần bổ sung vi sinh xuống ao vào trưa nắng khi nhiệt độ lên cao (10 - 11 giờ trưa). Trong thời gian đầu tôm nhỏ (1 - 3 tuần) sử dụng chủ yếu sục khí. Sử dụng quạt nước từ tuần thứ 4 trở đi.

Hỏi:

Ao tôm 50 ngày nước có màu xanh đen đậm, trên mặt nước có nhiều cặn bã không phân hủy được, đã thay nước với lượng 30% nhưng không hiệu quả. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?  (Trần Hữu Định, xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long)

Trả lời:

Theo mô tả ban đầu, ao có khả năng đang bị nhiễm bẩn. Sau 50 ngày nuôi thì môi trường bẩn là điều bình thường. Tuy nhiên, để hạn chế, cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn ít lại. Không nên tăng thức ăn của ngày hôm sau hơn ngày hôm  trước 1,1 lần. Để khắc phục, cần xi phông đáy và thay nước, kết hợp diệt khuẩn. Có thể tham khảo và sử dụng N200. Đây là sản phẩm sử dụng công nghệ Nano bạc diệt khuẩn tốt và không gây sốc như những sản phẩm khác có nguồn gốc độc tố. Vì nền đáy bị ô nhiễm nên khí độc NH3, H2S tăng cao, kết hợp dùng Yucca đánh xuống. Ban đêm có thể đánh thêm vôi để giảm mật độ tảo, khi đó thì màu nước sẽ trở lại như bình thường.

Hỏi:

Xin hỏi biện pháp điều trị bệnh gù lưng trên cá lóc đầu nhím?  (Nguyễn Viết An, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng gù lưng trên cá lóc nuôi, nhưng nguyên nhân làm tỷ lệ cá bị gù cao (trên 20%) chủ yếu là do cá bị thiếu chất đạm động vật (nhất là trong quá trình người nuôi chuyển từ thức ăn tươi sống sang nuôi cá bằng các loại thức ăn công nghiệp). Để phòng ngừa: Khi nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp, cần phải bổ sung thêm Vitamin C, vitamin tổng hợp và khoáng chất vào khẩu phần ăn hằng ngày cho cá sẽ giảm được bệnh. Liều lượng và cách dùng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã ghi trên bao bì.


Related news

Trăn trở sản xuất giống tôm hùm Trăn trở sản xuất giống tôm hùm

Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm phát triển. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa chủ động được con giống mà hoàn toàn lệ thuộc

Friday. December 22nd, 2017
Bền vững như nuôi cá rô phi VietGAP Bền vững như nuôi cá rô phi VietGAP

Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP giúp người dân hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường,giảm bệnh dịch; hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất; tạo sản phẩm sạch

Friday. December 22nd, 2017
Đột phá giống tôm kháng bệnh cho thị trường châu Á Đột phá giống tôm kháng bệnh cho thị trường châu Á

Công ty Benchmark vừa thông báo đã phát triển một giống tôm kháng bệnh (SPR) để giải quyết những vấn đề mà châu Á - thị trường tôm lớn nhất

Friday. December 22nd, 2017