Giá / Mô hình kinh tế

Hội Của Những Người Làm Nón Lá

Hội Của Những Người Làm Nón Lá
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/06/2012

Bên cạnh việc đồng áng, nông dân Thuận Hạnh, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định còn có nghề truyền thống chằm nón lá. Những người làm nón ở đây đã thành lập hiệp hội làm nón lá...

Nghề của ông bà

Theo các cụ cao tuổi ở Thuận Hạnh, nghề chằm nón lá có cách đây khoảng 300 năm. Thế hệ này truyền nghề cho thế hệ khác. Không phân biệt gái, trai tham gia học nghề, người dân thôn Thuận Hạnh từ 10 tuổi đã được các nghệ nhân hướng dẫn, bắt đầu tiếp xúc với công việc chằm nón lá.

Hầu như gia đình nào ở Thuận Hạnh cũng làm nón.

Chị Huỳnh Thị Hồng ở địa phương khác về làm dâu đất Thuận Hạnh cũng được gia đình nhà chồng truyền lại nghề chằm nón lá. Chị Hồng cho hay, chị chằm nón lá hơn 15 năm nay. Công việc làm nón nhẹ nhàng, có thể làm những lúc rảnh rỗi. Mặc dù là nghề phụ, nhưng những người làm nghề chằm nón lá ở Thuận Hạnh đều khẳng định rằng, thu nhập từ nghề này khá ổn định.

Ông Thân Anh Tuấn-Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: Hiện khoảng 400 hộ trong xã, chủ yếu tập trung ở 2 thôn Thuận Hạnh và Thuận Hiệp làm nghề chằm nón. Tổng doanh thu hàng năm của nghề này trên 3,5 tỷ đồng. Làm nón đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Theo ông Tuấn, từ khi có con đường bê tông dài hơn 3km do tỉnh, huyện đầu tư thông suốt từ thôn Thuận Hạnh đến thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát (nơi có làng nghề nón ngựa danh tiếng cả nước) việc sản xuất, tiêu thụ nón lá thuận lợi hơn. Sản phẩm làm ra thương lái đến tận nhà mua. Vật liệu làm nón cũng được cung ứng đến tận nhà. Nón lá Thuận Hạnh không tồn kho, nhưng giá bán còn thấp (bình quân 23.000 đồng/chiếc) nên người làm nghề thu lời còn ít.

Lập hội để phát triển

Năm 2009 Làng nghề nón lá Thuận Hạnh được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống nằm trong diện quy hoạch của tỉnh. Để giúp nón lá Thuận Hạnh có thương hiệu, được UBND huyện cho phép, tháng 4.2012, Hội Làng nghề truyền thống nón lá Thuận Hạnh đã tiến hành Đại hội Hội Làng nghề lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012-2017.

Ông Đỗ Văn Sỹ-Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn khẳng định: "Để tạo điều kiện cho làng nghề nón lá Thuận Hạnh phát triển mạnh hơn, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với UBND xã Bình Thuận hướng dẫn, vận động các hộ trong làng nghề làm nón lá thành lập hiệp hội. Tổ chức Hội Làng nghề đại diện bảo vệ quyền lợi cho hội viên, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và có tài khoản. Hội làng nghề sẽ từng bước tháo gỡ cái khó mà lãnh đạo địa phương xã Bình Thuận đang trăn trở là xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu làng nghề nón lá Thuận Hạnh".

Với những hỗ trợ của ngành chức năng, sự quan tâm của chính quyền địa phương, một ngày không xa thương hiệu làng nghề nón lá Thuận Hạnh sẽ được quảng bá trên thị trường, nón lá sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, nhiều hơn, giá cao hơn, người làm nón mở rộng quy mô sản xuất, có thu nhập khá hơn...

“Chúng tôi phấn đấu sản lượng đạt 900 chiếc nón/ngày, tăng gấp đôi so với trước, tăng thu nhập cho người làm nghề từ 1,5 lên 3 triệu đồng/người/tháng" - ông Võ Văn Thiện - Chủ tịch Hội Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Loay Hoay…rau Sạch Loay Hoay…rau Sạch

Nhu cầu sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày còn phổ biến hơn cả thịt, cá… nhưng trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng (NTD) đang ăn phải các loại rau không an toàn vệ sinh thực phẩm.

14/06/2012
Diệt Cá Lóc Con Diệt Cá Lóc Con

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

14/06/2012
Khẳng Định Không Có Chất Trifluralin Ở Cá Điêu Hồng Khẳng Định Không Có Chất Trifluralin Ở Cá Điêu Hồng

“Chúng tôi khẳng định, thông tin cá nhiễm chất cấm có nguồn gốc từ Đồng Tháp là chưa thỏa đáng về mặt khoa học”

14/06/2012