Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)
Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.
Theo ông Đinh Văn Hoàng (thôn Quảng Đức, xã Cam Hiệp Nam), năm nay, ruộng mì của ông năng suất đã giảm. Do thời điểm ra củ (vào các tháng 8, 9 âm lịch) gặp nắng hạn kéo dài nên củ nhỏ và ít, bình quân năng suất đạt 22 - 23 tấn/ha (năm ngoái đạt 25 tấn/ha). Tuy nhiên, người trồng mì vẫn có lãi 20 - 25 triệu đồng/ha nhờ giá tăng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ tịch UBND xã Cam An Bắc cho biết, xã Cam An Bắc là một trong những địa phương có diện tích mì lớn của huyện. Năm nay, diện tích đạt 110 ha, tăng không đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, giá mì đang có chiều hướng nhích lên, tăng 200 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán. Với giá như vậy, người trồng mì vẫn có lãi.
Hiện nay, giá mì xê (mì xắt mỏng, phơi) đang hút hàng. Vì vậy, nhiều người trồng mì đã đầu tư máy xắt mì để tăng thêm thu nhập. Đặt máy xắt đã hơn 10 ngày qua, gia đình ông Đinh Văn Hoàng suốt ngày tất bật. Ngoài thu hoạch diện tích mì của gia đình, ông còn thu mua thêm mì để chế biến bán lại. Đến nay, ông Hoàng đã thu mua hơn 20 tấn mì tươi để xắt phơi. Ông Hoàng cho biết, mì củ tươi thu mua tại ruộng hiện có giá 1.500 - 1.600 đồng/kg, mì xắt lát sau khi phơi có giá 4.200 đồng/kg (cao hơn giá mì đầu vụ năm ngoái 400 - 500 đồng/kg). Mỗi ngày, ông cung cấp cho các công ty thu mua khoảng 100 bao. Với cách làm này, gia đình ông kiếm 400 ngàn đồng/ngày. Cũng với cách làm trên, mấy ngày nay, hộ ông Phùng Quốc Chính (thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc) cũng tất bật với việc chế biến củ mì...
Hiện nay, trên địa bàn huyện, nhiều tư thương đang ráo riết gom hàng cung cấp cho các công ty thức ăn gia súc phía Nam; đồng thời, thị trường Trung Quốc cũng đang “ăn hàng” trở lại nên nông dân có lợi. Ông Nguyễn Thành Kiệt - một hộ chế biến mì tại xã Cam An Bắc cho biết, giá mì năm nay tăng cao ngay từ đầu vụ. Chỉ mấy ngày trước, mì tươi có giá 1.600 - 1.700 đồng thì nay đã nhích lên 1.800 đồng/kg. Giá mì tăng nên có lợi cho nông dân.
Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, địa phương có khoảng 2.250 ha cây mì, tập trung chủ yếu các xã: Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam và thị trấn Cam Đức. So với năm ngoái, diện tích mì năm nay vẫn giữ vững. Tuy năng suất giảm so với năm ngoái nhưng nhờ giá thu mua cao nên nông dân có lãi. Cây mì là 1 trong 4 loại cây trồng chủ lực trên địa bàn góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm thu nhập cho người dân. Năm nay, tín hiệu đáng mừng là các thị trường đều tập trung mua hàng trở lại nên giá mì đầu vụ khá cao.
Theo dự báo, năm nay, giá mì tăng khá nhưng giá mía giảm; vì vậy, rất có thể năm sau diện tích mì sẽ lại tăng lên. Các cơ quan chức năng huyện cần vận động người dân giữ vững diện tích mía và mì để tránh tình trạng “mất mùa được giá”.
Có thể bạn quan tâm
Một nông dân trồng cây chuối và kết quả cho ra hai buồng, rất nhiều quả. Điều đáng nói, cây chuối này trổ hai bông vào hai thời điểm khác nhau.
Thời gian ươm rau giống thường từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên năm nay, để đáp ứng cho việc khôi phục diện tích rau màu sau đợt mưa, có thể thời gian ươm giống sẽ kéo dài hơn. Khoảng từ 20-25 ngày là người trồng có thể thu hoạch được một lứa
Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho ngành lúa gạo thành phố. Trong đó, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã khẳng định hiệu quả bước đầu và được nông dân trồng lúa đồng thuận hưởng ứng. Hiện nay, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang tập trung vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia nhân rộng mô hình tạo tiền đề tiến tới liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP.