Hỗ Trợ Từ 30.000 Đến 38.000 Đồng/kg Đối Với Heo Bị Tiêu Hủy
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mức hỗ trợ cho các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy là 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, hươu, nai. Đối với heo, hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi là heo con, heo thịt; 30.000 đồng/kg hơi đối với heo nái và heo đực giống. Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), hỗ trợ 35.000 đồng/con cho gia cầm có trọng lượng hơn 1 kg/con; hỗ trợ 25.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng từ 0,2 kg đến 1 kg/con; hỗ trợ 10.000 đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng dưới 0,2 kg.
Cũng theo quy định này, người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin được hỗ trợ mức bình quân cho một mũi tiêm/lần như sau: Đối với heo, dê, cừu là 2.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với trâu, bò, hươu, nai là 4.000 đồng/con/mũi tiêm; đối với gia cầm là 200 đồng/con/mũi tiêm. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống do địa phương quản lý được hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch do không tiêu thụ được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Ở nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định, việc trồng cây dược liệu cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến dược phẩm và cho thị trường tiêu dùng đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cấy lúa
Sau cú sốc tôm hùm nuôi lồng tại các xã: Vạn Thạnh (Vạn Ninh), Cam Bình (Cam Ranh) bị chết hàng loạt vì bệnh sữa, người nuôi trong tỉnh Khánh Hòa lại đang gặp phải khó khăn khác khi giá tôm liên tục giảm. Đến thời điểm này, giá tôm hùm chỉ còn 800 ngàn đồng/kg
Người nuôi cá tra thương phẩm và các DN chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đang gặp khó trước áp lực vốn đầu tư sản xuất. Muốn nuôi 1 ha cá tra, nông dân cần đầu tư vốn từ 6 - 8 tỉ đồng