Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.
Theo đó, đối với diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh cho các vùng nuôi bị nhiễm bệnh chết do vi-rút (đối với những ao nuôi chấp hành tốt lịch thời vụ và có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản). Hỗ trợ 70% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh đối với những ao nuôi thủy sản bị bệnh thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu. Các trường hợp còn lại được hỗ trợ 50% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh.
Đối với tôm hùm, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý môi trường ở vùng nuôi bị dịch bệnh chết do bệnh sữa, bệnh thân đỏ trên tôm hùm từ 10% lồng/bè trở lên (đối với những hộ nuôi bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương). Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 50% hóa chất xử lý môi trường đối với các hộ nuôi tôm hùm thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu.
Related news
Qua 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu thanh long ước đạt 16,9 triệu USD tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, chiếm 61,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản và chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Thị trường xuất khẩu thanh long đã có biến chuyển tích cực, phát triển vào thị trường Mỹ, Hồng Kông và Qatar, tuy số lượng thấp, nhưng đây vẫn là điều đáng mừng của các doanh nghiệp.
Nhờ nguồn giống chất lượng cao, nước tưới dồi dào, chú trọng đầu tư thâm canh nên 3 tháng nay 7 sào lúa hè thu trên cánh đồng Cồn Mồ của anh Tám Duy Vinh ở huyện Duy Xuyên sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả, có hộ thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.