Hỗ Trợ 14 Tấn Hóa Chất Xử Lý Ao Đầm Tôm Nuôi

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.
Ngành chức năng huyện Cái Nước đã kịp hỗ trợ hóa chất, để giúp bà con nông dân xử lý nguồn nước trong ao đầm nuôi tôm, để tiêu diệt mầm bệnh trước khi thải ra môi trường bên ngoài, nhằm khống chế và ngăn ngừa không để dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh lây lan ra diện rộng, góp phần bảo vệ diện tích nuôi tôm của bà con trong khu vực.
Từ đầu năm đến nay, huyện Cái Nước đã hỗ trợ cho bà con nông dân có tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại, với số lượng khoảng 14.000 kg hóa chất Clorin, tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Hiện nay lượng hóa chất luôn đảm bảo phục vụ tôm nuôi công nghiệp khi bị thiệt hại và những bệnh nguy hiểm thuộc diện hỗ trợ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại huyện Cầu Ngang - khu nuôi tôm tập trung lớn nhất của tỉnh Trà Vinh, hàng ngàn hộ nuôi tôm đang điêu đứng vì dịch bệnh, nhiều người đang lâm vào cảnh nợ nần… trong khi thời vụ đã cạn dần mà ngành chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục.

Ông Trần Rô (thôn 2, xã Cẩm Thanh, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là người đã ươm thành công giống dừa nước vùng ngập mặn từ trái với số lượng lớn

Cá tra được Chính phủ xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL và cả nước. Dù đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hiệu quả sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hội thảo “Hiện trạng, thách thức và cơ hội của ngành nuôi cá tra Việt Nam” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2011 thêm một lần nữa khẳng định: Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất, để con cá tra phát triển bền vững!