Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao
Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.
Vừa qua, tại xã Tu Vũ (huyện Thanh Thủy), TTKN tỉnh đã tổ chức tổng kết mô hình. Tại Hội nghị, các đại biểu tham quan thực tế mô hình và đánh giá giống ngô lai đơn thế hệ mới DK8868 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá gọn, góc lá hẹp, thế lá đứng, thích hợp trồng tăng mật độ, thời gian sinh trưởng là 105 - 115 ngày.
Bộ rễ chân kiềng, ăn sâu nên khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, ít bị bệnh khô vằn, độ đồng đều cao, lá bi bao kín bắp, hạt đóng đến tận đỉnh bắp, sâu cay, hạt nặng, bắp đồng đều. Sử dụng giống ngô mới có khả năng trồng dày kết hợp bón phân NPK hợp lý làm cho cây ngô sinh trưởng khỏe.
Anh Tuấn, một hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: “Kỹ thuật trồng dày và bón phân NPK khép kín rất đơn giản, dễ làm. Giống ngô DK8868 có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt như: Bệnh đốm lá, gỉ sắt… Ruộng nhà tôi thu được gần 3 tạ/sào (360m2), cao hơn so với năm trước 70 kg/sào. Khi thu hoạch lá vẫn còn xanh nên chúng tôi có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò”.
Trồng ngô mật độ cao kết hợp bón phân NPK khép kín cho thu nhập cao hơn trồng ngô truyền thống 400.000 - 500.000 đồng/sào (do năng suất ngô cao hơn 70 kg/sào), đầu tư phân bón thấp hơn so với phương pháp bón phân đơn truyền thống.
Kết quả thử nghiệm thành công giống ngô lai DK8868 tại xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy đã góp phần bổ sung giống ngô mới trong cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Cường (50 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk) là người rất đam mê nghề nuôi thuỷ sản. Trước đây, gia đình chỉ quen nuôi các loại cá thông thường, nhưng thời gian gần đây, ông mạnh dạn nuôi cá lăng đuôi đỏ là loại đặc sản của địa phương và đã cho thu nhập khá.
2 năm trở lại đây, các vùng đìa nuôi tôm, cá tại xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) trở nên hiu hắt bởi liên tiếp nhiều vụ nuôi nông dân thua lỗ nặng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa vào sản xuất những giống cây mới đem lại cho lợi nhuận kinh tế cao, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân nói riêng và người sản xuất nói chung.