Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm
Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.
Hiện nay, mô hình này đã và đang phát triển với diện tích trên 10 ha ương giống cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm. Ương cá sặc rằn giống sau 45 - 60 ngày cá đạt trọng lượng từ 200 - 250 con/kg, bán giống được giá từ 70.000 - 75.000 đ/kg, với giá này người dân sẽ thu lãi từ 80 – 100 triệu đồng/ha. Còn đối với nuôi cá thịt sau 7 - 8 tháng nuôi cá sặc rằn đạt từ 8 - 10 con/kg, giá bán 50.000 - 55.000 đ/kg, và cá thát lát cườm đạt 1 - 2 con/kg, giá bán từ 65.000 - 70.000 đ/kg, mang lại lợi nhuận khoảng một tỷ đồng/ha.
Như hộ ông Phan Văn Lòng ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Năm 2012, gia đình ông nuôi cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm trên diện tích ao 2.000 m2. Khi thả giống cá sặc rằn mẫu 200 con/kg giá 70.000 đ/kg, thì ông cũng tiến hành thả cá thát lát cườm giống có chiều dài thân 8 phân giá 1.800 đ/con, nhưng nuôi trong vèo được 30 ngày thì thả ra ao nuôi. Sau 8 tháng nuôi thu được 5 tấn cá sặc rằn bán được giá 55.000 đ/kg, và 1,5 tấn cá thát lát cườm bán được giá 70.000 đ/kg. Sau khi trừ hết các khoảng chi phí, lợi nhuận ông khoảng 200 triệu đồng. Ông cho biết thêm điều quan trọng là cá ít bị dịch bệnh, cá đạt tỉ lệ sống từ 65 - 70%, nguồn thức ăn và con giống dễ mua, tiêu thụ cá thương phẩm dễ dàng.
Related news
Thời tiết khô hạn kéo dài khiến năng suất, sản lượng mía niên vụ 2012 - 2013 ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, những diện tích mía đủ nước tưới vẫn có năng suất cao hơn năng suất trung bình 30 - 40%.
Đầu năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi hàu thương phẩm ven biển. Đến thời điểm này, có thể xem đây là hướng nuôi thủy sản triển vọng, vừa tận dụng nhiều diện tích mặt nước ven biển vừa tạo thu nhập cao cho người nuôi.
Hiện việc tiêu thụ rau an toàn (RAT) rất khó khăn do hệ thống bán lẻ chưa phát triển dẫn đến người tiêu dùng không phân biệt được RAT với các loại rau thường.