Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Tượng Sơn
Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.
Với quy mô diện tích 0,5 ha. Số lượng giống thả 20 vạn con (mật độ 40 con/m²). Sau 79 ngày thả nuôi kích cỡ đạt 65 con/kg anh tiến hành thu hoạch. Năng suất đạt 6 tấn/ha, giá bán 130 000 đồng/kg. Tổng thu 390 triệu đồng, trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Trọng Định, để nuôi tôm thành công thì người nuôi cần chú ý cải tạo ao đầm kỹ trước khi nuôi, bố trí hệ thống máy quạt nước hợp lý với mật độ tôm thả để cung cấp ô xy đủ trong quá trình nuôi, sử dụng men vi sinh trong suốt quá trình nuôi để cải thiện môi trường ao nuôi tốt, sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần. Để giảm thiểu các rủi ro các hộ nuôi cần phải chủ động được nhiên liệu như điện, xăng dầu, vôi.
Thành công của mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Tượng Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Từ đó góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Related news
Năm nay, người dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hết sức phấn khởi, bởi vừa kết thúc việc thu hoạch cà phê chè catimor thì họ lại bắt tay vào thu hoạch cà phê mít. Và năm nay được xem là một năm bội thu đối với loại cây trồng này.
Người trồng dứa ở vùng nguyên liệu Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang ngao ngán với phương án thu mua của nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An (Nafoods).
Thời gian gần đây, tại một số địa phương ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè... có hiện tượng nông dân đua nhau chạy theo phong trào trồng mít Thái siêu sớm, trồng xoài Đài Loan, đào ao trên đất trồng lúa để ương dưỡng cá tra giống