Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Đầu năm 2010, Trung tâm Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại 11 hộ trên địa bàn xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Các hộ dân được hỗ trợ giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật...
Tại hộ ông Lò Văn Chính, với 1.000m2 ao, sau 5 tháng nuôi, trừ chi phí, ông thu được 17,5 triệu đồng, lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc nuôi thả các loại cá truyền thống theo hướng quảng canh trước đây.
Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên.
Related news

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.