Hiệu quả mô hình sinh sản và ương nuôi ếch tại An Giang
Đam mê với nghề nuôi ếch, anh Trần Anh Dũng ngụ ở ấp Phú Hữu 1, xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu đã thành công với mô hình sinh sản và ương nuôi ếch giống.
Anh Dũng chăm sóc bể nuôi ếch
Sau nhiều năm tìm tòi, anh Dũng đã đến tỉnh Tiền Giang để học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch và mua ếch giống về nuôi, đó là giống ếch Thái Lan.
Từ 2 bể với diện tích 20 m2 nuôi ếch thịt, hiện nay quy mô nuôi ếch của anh Dũng đã nhân rộng thêm 10 bể lót bạt, vèo để chứa 20 cặp ếch bố mẹ, nòng nọc và ếch giống. Giai đoạn đầu, anh Dũng sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cho ếch bằng cách tiêm các kích dục tố HCG, LH-Rha, nhưng hiện nay, anh Dũng cho ếch sinh sản theo phương pháp tự nhiên.
Bể ương ếch giống
Mỗi năm, anh Dũng nuôi 3 đợt ếch thịt, cung cấp ra thị trường 1,8 - 2 tấn ếch thương phẩm, giá bán bình quân 35.000 - 40.000 đồng/kg. Ngoài ra, anh Dũng còn cho ếch sinh sản và bán ra thị trường 100.000 - 150.000 con ếch giống. Với giá bán dao động 600 - 1.000 đồng/ếch giống và 350.000 đồng/kg với nòng nọc, trung bình mỗi năm anh Dũng thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.
Bể nuôi ếch thịt
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch, anh Dũng nói: “Ếch dễ nuôi nhưng mật độ nuôi vừa phải, thay nước mỗi ngày để giữ môi trường nuôi sạch sẽ. Ở giai đoạn ếch chuyển từ nòng nọc lên mọc chân hoàn chỉnh cần phải kiểm tra để phân loại kích cỡ, tránh trường hợp ếch ăn lẫn nhau, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao”.
Có thể bạn quan tâm
Phải khẳng định rằng, canh tác lúa đặc sản một thời gian dài đã góp phần tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất so với việc canh tác giống lúa thường
Người dân Lai Châu sản xuất bột matcha trải qua nhiều công đoạn: thu hoạch, làm mát, hấp, sấy khô, xay bột, bảo quản.
Hiện nay, phong trào nuôi lươn đồng phát triển khá phổ biến nhưng hầu hết chưa chủ động được nguồn con giống, vẫn phải mua giống được đánh bắt từ thiên nhiên