Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình phát triển nuôi ếch thương phẩm

Hiệu quả mô hình phát triển nuôi ếch thương phẩm
Tác giả: Nguyễn Thị Lý
Ngày đăng: 30/01/2023

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Thân, thôn Tân Thuận, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên.

Xuất thân trong một gia đình thuần nông anh hiểu được cái khó của phát triển sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ để làm giàu kinh tế không phải là dễ bởi “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”. Tận dụng diện tích đất vườn rộng anh đã mạnh dạn phá vườn tạp để đưa các loại cây trồng vào sản xuất, đào ao thả cá một số đối số đối tượng nước ngọt như: cá trắm, chép, mè… nhưng chưa đem lại giá trị kinh tế cao, đời sống của gia đình không cải thiện nhiều.

Sau khi tìm hiểu từ sách báo, đặc biệt xem các kênh làm giàu để phát triển kinh tế vườn hộ, anh nhận thấy mô hình nuôi ếch thương phẩm trên địa bàn mình chưa có, trong khi nhu cầu thị trường rất cao. Quyết là làm, năm 2019 anh thử nghiệm nuôi ếch với 4 lồng nuôi, số lượng 1.000 con giống trên ao nuôi cá 1.500 m2 của gia đình. Qua 5 tháng nuôi anh đã được các thương lái thu mua với giá 80.000 đồng/kg và đem về cho gia đình gần 30 triệu đồng. Điều đó càng cho anh có thêm động lực học hỏi, tìm hiểu thêm về kỹ thuật và mở rộng diện tích nuôi ếch trên ao cá. Năm 2021, anh nuôi 4.000 con/lứa, trung bình mỗi lứa thu 1.000 kg thịt, với giá 80.000 đồng/kg anh đã thu về 80.000 triệu đồng. Ngoài ra anh còn cho thu nhập thêm từ việc nuôi cá khoảng 30.000 triệu đồng. Năm 2022, anh tăng quy mô lên nuôi 10.000 con/lứa mang lại nguồn thu đáng kể.

Anh Thân cho biết, được cán bộ khuyến nông tư vấn về lợi ích kép của mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới trên mặt ao kết hợp nuôi cá dưới ao, anh nhận thấy rằng nếu chỉ nuôi cá thôi thì hiệu quả kinh tế không cao, lãng phí diện tích mặt nước. Nuôi ếch tầng mặt kết hợp với cá tầng dưới sẽ tận dụng lượng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch không những cải tạo được môi trường nước mà còn góp phần giảm các chi phí như: công chăm sóc, lượng thức ăn dư thừa... Ngoài ra, cùng với nguồn thu từ nuôi ếch, mô hình còn cho thu nhập từ nuôi cá dưới ao, do đó tăng hiệu quả kinh tế. Sự kết hợp này không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cả hai đối tượng nuôi mà là tương trợ lẫn nhau.

Chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi ếch của mình, anh Thân cho biết nuôi ếch khá nhàn, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, trung bình một năm có thể nuôi được 2 - 3 lứa ếch. Để ếch sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, người nuôi cần phải chú trọng đến xử lí môi trường ao nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi để giữ môi trường ao nuôi luôn trong sạch, hạn chế dịch bệnh và tạo ra sản phẩm nuôi an toàn. Hàng ngày thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ để hạn chế chất cặn bẩn do phân ếch thải ra bám vào da ếch ảnh hưởng đến hô hấp và làm ếch bị nhiễm bệnh.

Giai đoạn còn nhỏ, ếch có tập tính ăn thịt lẫn nhau, con lớn nuốt con bé nên người nuôi cần đặc biệt chú ý nuôi thưa, lọc và phân cỡ ếch để hạn chế hiện tượng ếch ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt. Mỗi ngày cho ếch ăn 2 lần, lượng thức ăn vừa đủ và hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch. Khi cho ếch ăn thức ăn phải được rải đều khắp lồng, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Để tạo được sản phẩm sạch, gia đình anh không sử dụng thức ăn công nghiệp mà tự chế thức ăn từ ốc, bèo, ngô và cá các loại. Đối với thức ăn tự chế như ốc bươu vàng, cá tạp cần xay nhỏ và sau khi ếch ăn xong cần phải loại bỏ thức ăn dư thừa tránh làm ếch bị mắc bệnh đường ruột, chứng bụng đầy hơi. Thức ăn phải đảm bảo về chất lượng, không bị ôi thiu thối mốc

Từ hiệu quả của mô hình, nhiều người dân trên địa bàn cũng đến tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi ếch của anh Thân và được anh nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cho mọi người có nhu cầu nuôi ếch như mình.

Theo bà Trần Thị Linh, phó chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Thịnh, mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá dưới ao là mô hình mới tại địa phương và phù hợp nhân rộng nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế.

Thành công của mô hình không chỉ tạo ra nguồn thu nhập hiệu quả cao cho gia đình mà cũng mở ra hướng đi mới, cách làm hay thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế của địa phương ngày càng vững mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu

Vượt qua nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như giá phân bón liên tục gia tăng, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa trên đất tôm năm 2021

30/01/2023
Hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn sinh học giống lợn địa phương (giống lợn Hương) Hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn sinh học giống lợn địa phương (giống lợn Hương)

Nhằm lưu giữ nguồn gen quý của giống lợn Hương và phát triển kinh tế bền vững, nâng cao sinh kế cho bà con trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

30/01/2023
Hiệu quả bước đầu mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt Hiệu quả bước đầu mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt

Trong những năm qua, phong trào nuôi cá nước ngọt ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) phát triển khá mạnh nhờ có nguồn nước dồi dào, đảm bảo nước cấp quanh năm.

30/01/2023