Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.
Năm 2011, thông qua người thân ở Kiên Giang anh được hướng dẫn và chọn mua vài chục kg sò huyết giống - được khai thác ngoài tự nhiên tại vùng biển Kiên Giang về ương dưỡng.
Anh tận dụng diện tích 5.000 m2 ao nuôi tôm sú để thả nuôi. Mặc dù mới nuôi lần đầu, chưa nắm bắt được kỹ thuật cũng như tập tính của sò huyết, tỷ lệ sò con bị hao hụt nhiều nhưng chỉ với vài ba chục kg sò huyết giống, ngay vụ nuôi đầu đã mang về cho gia đình anh lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Từ kết quả đạt được, năm 2013 anh quyết định đầu tư thả nuôi thả nuôi 50 kg sò huyết giống, loại 12.000 con/kg, có giá 160.000 đồng/kg; mật độ thả nuôi là 120 con/m2; tỷ lệ sống đạt 60%. Sau 7 tháng thả nuôi, sò huyết đạt kích cỡ từ 100 đến 110 con/kg, anh tiến hành thu hoạch đợt I được gần 1,3 tấn sò thương phẩm, dự kiến sản lượng sò còn lại cũng hơn 1,2 tấn, với giá bán bình quân là 50.000 đồng/kg mang về nguồn thu hơn 120 triệu đồng cho gia đình anh. Sau khi trừ các khoản chi phí như: tiền mua con giống, lưới, cải tạo ao, công lao động…thì lợi nhuận thu được hơn 100 triệu đồng.
Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản, ít xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt là nuôi sò huyết trong ao đất còn có tác dụng duy trì chất lượng trong ao; sò huyết lại lớn nhanh rất thuận tiện trong khâu quản lý, là mô hình nuôi ổn định, mang tình bền vững; đồng thời, là loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao. Do đó, có thể kết hợp nuôi sò huyết với các đối tượng khác như tôm sú, cá kèo…để tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, phát triển nghề nuôi thủy sản theo hướng bền vững và đa dạng đối tượng nuôi.
Theo anh Sóng, để nuôi sò huyết thương phẩm trong ao đất đạt hiệu quả, cần chọn thời điểm thích hợp (tháng 4, tháng 5 âm lịch) để thả sò giống. Nnên chọn mua loại giống sò huyết trắng, được khai thác trong tự nhiên đã được mang về ương dưỡng. Ngoài ra, trong quá trình nuôi phải dùng lưới bao quanh bờ để sò không bò lên bờ, tránh hao hụt.
Mô hình nuôi sò huyết trong ao đất của hộ anh Võ Văn Sóng được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản, đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh chọn làm mô hình trình diễn để tổ chức Hội thảo đầu bờ nhằm khuyến khích, nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù lợi nhuận tăng trên 40%, nhưng cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại sau một năm thực hiện.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.

Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.