Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao
Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.
Loài cá ưa nước lạnh
Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ. Đặc điểm chính của loài cá này là trên mình cá có các chấm màu đen hình cánh sao. Đến giai đoạn thành thục, trên lườn cá xuất hiện các vân màu hồng, đặc trưng của giống cá đực khi đến mùa sinh sản.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-200C, hàm lượng ôxy hòa tan cao >7mg/l. Cá thích hợp với hệ thống nuôi có dòng nước chảy nhẹ, độ pH dao động từ 6,7-8,6, thích hợp với các địa phương có độ cao >1.000m so với mực nước biển. Cá hồi vân được nuôi ở Việt Nam trước mắt sẽ thay thế được một lượng lớn cá hồi nhập khẩu, đồng thời sử dụng lợi thế nguồn nước lạnh và khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương...
Hiệu quả nhưng nhiều khó khăn
Cá hồi vân cũng dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu, các bệnh ký sinh trùng… đã và đang làm thiệt hại không nhỏ đến việc sản xuất loài cá này. |
Hiện nay trên thị trường cá hồi từ l-1,8 kg/con có giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Nếu nuôi bằng thức ăn công nghiệp, một năm cá có thể đạt trọng lượng gần 2 kg. Hiệu quả mang lại thì cao, tuy nhiên người nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là con giống và thức ăn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu vào cao, người nuôi không chủ động được. Bên cạnh đó, quy trình, kỹ thuật chăm sóc và quản lý còn chưa sâu nên rất dễ thất bại. Thêm vào đó là vốn đầu tư lớn. Mặt khác, cá hồi vân dễ nhạy cảm với nhiệt độ cao, hay mắc bệnh khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi…
Việc nuôi thành công loài cá này mở hướng phát triển mới của nhiều địa phương. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về mọi mặt để sản phẩm từ cá hồi vân không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, ít nhất là ở thị trường Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.
Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”