Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Giống Mướp Đắng CN0244 Ở Vĩnh Phúc
Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.
Giống mướp đắng F1 CN0244 thế hệ mới do Công ty Mosanto Hoa Kỳ lai tạo, nhập nội vào Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi Công Ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông. Đây là giống mướp đắng có khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn so với một số loại mướp đắng đang được trồng sản xuất tại địa phương. Giống mướp đắng CN0244 có thể trồng quanh năm, hai vụ chính là: vụ Xuân (tháng 2 - 3) và vụ Hè (tháng 6 - 7).
Bà Trương Thị Viên ở Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho biết, vụ Hè năm 2012, gia đình bà được các cán bộ của TTƯDTBKH Vĩnh Phúc tập huấn kỹ thuật trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244, kết quả cho thấy, đây là giống mướp đắng cho năng suất cao, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, nếu được tưới nước bón phân đầy đủ sau trồng khoảng 30 - 35 ngày đã cho thu hoạch quả. Hình dạng quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 7.000 - 8.000 đồng/kg, hiện nay mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình bà cho sản lượng khoảng 1,6 - 1,8 tấn quả; sau khi trừ chi phí, thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, trong khoảng thời gian 70 - 75 ngày.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông sẽ tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng, giúp người nông dân phát triển sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Related news
Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.
Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?