Giá / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/05/2012

Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
 
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Krông Buk đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh keo lá tràm năm thứ I, 2010. Năm 2011, trạm tiếp tục thực hiện mô hình năm thứ II, 2011. 28 hộ tham gia thực hiện mô hình là đồng bào dân tộc Ê đê, được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí phân bón và kinh phí triển khai. Chủ hộ đầu tư công chăm sóc và bảo vệ vườn cây. Tổng nguồn kinh phí đã triển khai 138.841.000 đồng, trong đó kinh phí triển khai năm 2010 là 109.400.000 đồng, năm 2011 là 29.441.000 đồng. Mô hình trồng và chăm sóc cây keo lá tràm trên địa bàn huyện Krông Buk năm 2011 đạt tỷ lệ cây sống là 85-90%; chiều cao trung bình đạt 2 m. Hiện nay tổng diện tích rừng keo lá tràm trên địa bàn huyện là 35 ha.

Đây là một dự án khuyến lâm có ý nghĩa thực tế, tận dụng đất trống, đất đồi núi để tăng thu nhập cho người nông dân tham gia mô hình. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đất đồi núi, hạn chế hiện tượng xói mòn ở vùng đất Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Buk nói riêng. Mô hình này tạo điều kiện cho bà con nông dân trên toàn huyện tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng diện tích.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân Mô Hình Nuôi Bò Vàng Thuần Chủng - Mở Hướng Thoát Nghèo Cho Nông Dân

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

19/05/2012
Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt Giá Lúa Tăng Nông Dân Vẫn Thiệt

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

19/05/2012
Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.

19/05/2012