Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai
Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.
Sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi sụt giảm mạnh, từ 40 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn khoảng 32 - 33 ngàn đồng/kg - mức giá thấp kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Anh Nguyễn Văn Thanh (ấp Tân Bình 1, xã Lang Minh) cho biết, gia đình sắp xuất chuồng 27 con heo thịt, song với giá bán chỉ còn 32 ngàn đồng/kg, mỗi con heo sẽ lỗ từ 180 - 200 ngàn đồng. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi tại huyện Xuân Lộc, mỗi con heo từ khi lọt lòng đến thời điểm xuất bán khoảng 5 tháng. Hộ nào tự sản xuất heo giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí cho một con heo từ khi bắt đầu nuôi đến ngày bán tốn khoảng 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phải mua con giống và mua thức ăn chăn nuôi thì chi phí đầu tư sẽ đội lên thêm từ 400 - 500 ngàn đồng/con. Với giá heo hiện nay, người chăn nuôi sẽ cầm chắc phần thua lỗ trên dưới 500 ngàn đồng/con. Giá heo giảm mạnh, nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở đâu ra tiền để trả cho chủ đại lý cám, chưa kể một số hộ còn vay tiền ngân hàng về đầu tư, khiến cho khó khăn thêm trầm trọng. Theo thống kê, tổng đàn heo trên địa bàn huyện Xuân Lộc khoảng 300 ngàn con, trong đó chăn nuôi hộ gia đình chiếm gần 50%, số còn lại là chăn nuôi tập trung ở các trang trại. Trước tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, người chăn nuôi rất mong muốn thị trường đầu ra ổn định, bền vững hơn.Related news
Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.
Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.