Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai
Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.
Sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi sụt giảm mạnh, từ 40 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn khoảng 32 - 33 ngàn đồng/kg - mức giá thấp kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Anh Nguyễn Văn Thanh (ấp Tân Bình 1, xã Lang Minh) cho biết, gia đình sắp xuất chuồng 27 con heo thịt, song với giá bán chỉ còn 32 ngàn đồng/kg, mỗi con heo sẽ lỗ từ 180 - 200 ngàn đồng. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi tại huyện Xuân Lộc, mỗi con heo từ khi lọt lòng đến thời điểm xuất bán khoảng 5 tháng. Hộ nào tự sản xuất heo giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí cho một con heo từ khi bắt đầu nuôi đến ngày bán tốn khoảng 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phải mua con giống và mua thức ăn chăn nuôi thì chi phí đầu tư sẽ đội lên thêm từ 400 - 500 ngàn đồng/con. Với giá heo hiện nay, người chăn nuôi sẽ cầm chắc phần thua lỗ trên dưới 500 ngàn đồng/con. Giá heo giảm mạnh, nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở đâu ra tiền để trả cho chủ đại lý cám, chưa kể một số hộ còn vay tiền ngân hàng về đầu tư, khiến cho khó khăn thêm trầm trọng. Theo thống kê, tổng đàn heo trên địa bàn huyện Xuân Lộc khoảng 300 ngàn con, trong đó chăn nuôi hộ gia đình chiếm gần 50%, số còn lại là chăn nuôi tập trung ở các trang trại. Trước tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, người chăn nuôi rất mong muốn thị trường đầu ra ổn định, bền vững hơn.Related news
Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự
Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.
Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.