Hậu bão số 1 cây ăn quả đổ gãy sẽ được hỗ trợ tiền
Đó là khẳng định của ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) về các chính sách hỗ trợ nông dân có diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 1.
Như NTNN đã thông tin, ngày 1.8, Bộ NNPTNT đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chính phủ xuất quỹ dự phòng quốc gia để hỗ trợ cho 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình với tổng số 620 tấn lúa giống, 230 tấn ngô giống và 24 tấn hạt rau để cho nông dân các tỉnh nhanh chóng khôi phục những thiệt hại cho sản xuất vụ này, đảm bảo được về diện tích cũng như năng suất sản lượng cho cây lúa và các loại cây trồng khác.
“Riêng đối với diện tích lúa ngập tương đối lâu đến 3 ngày, khả năng lúa bị chết rất lớn. Phải hỗ trợ giống lúa để nông dân có thể ngay lập tức gieo cấy bằng những giống lúa ngắn ngày cho đảm bảo thời vụ”.
Ông Trần Xuân Định
Theo ông Định, trước mắt là phải khẩn trương hỗ trợ giống cho nông dân, bởi nếu cấy muộn quá thì sẽ không kịp thời vụ. Còn hỗ trợ bằng tiền sẽ được tiến hành sau, bởi cần phải có thời gian tính toán mức độ thiệt hại, nông dân sẽ được hỗ trợ theo Quyết định 142 và Quyết định 49 sửa đổi Quyết định 142. Hỗ trợ bằng tiền sẽ áp dụng cho các công trình nông nghiệp bị thiệt hại như sạt lở bờ sông, đê điều, thủy lợi, nhà cửa…
“Vấn đề bây giờ là UBND các tỉnh nói trên phải khẩn trương thống kê thiệt hại, diện tích lúa, hoa màu và các cây trồng khác bị chết không có khả năng phục hồi, sau đó gửi công văn đề nghị hỗ trợ thiệt hại gửi lên Thủ tướng Chính phủ, cùng các bộ liên quan như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, NNPTNT” - ông Định nói. Đối với diện tích cây ăn quả như chuối, đu đủ, chanh, nhãn bị đổ gãy, hư hại sau bão, theo ông Định, những thiệt hại này sẽ được các tỉnh tính toán cụ thể từng hộ, sau đó sẽ có chính sách hỗ trợ tiền chứ không hỗ trợ giống. Cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNT) sẽ tổng hợp số liệu từ các địa phương, sau đó trình Chính phủ xem xét và đưa ra quyết định hỗ trợ cụ thể. Đối với trường hợp hỗ trợ bằng tiền sẽ mất nhiều thời gian hơn vì phải qua nhiều khâu thủ tục hơn.
Related news
Vụ xuân 2016, Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An thực hiện mô hình sản xuất ớt cay hàng hóa Ando 69 tại xã Quỳnh Thuận và An Hòa với 40 hộ dân tham gia trên diện tích 3 ha.
Thời gian gần đây, giá sữa mua của công ty đã giảm và giảm đáng kể, hiện nay chỉ còn 10 ngàn đồng/lít. Nếu tính đổ đồng các loại sữa, thì giá bình quân chỉ còn từ 7 đến 8 ngàn đồng/lít. Với giá này, các hộ may lắm chỉ lấy công làm lãi, còn không thì lỗ.
Bình quân mỗi hộ dân trồng rau sạch ở huyện Hoà Vang (TP.Đà Nẵng) thu nhập từ 20-40 triệu đồng/năm. Mặc dù vậy, cung vẫn không đủ đáp ứng cầu khiến chợ đầu mối nông sản Đà Nẵng và một số chợ vùng lân cận thường xuyên phải nhập rau từ nơi khác...