Prices / Tin thủy sản

Gồng mình chống nóng nuôi tôm

Gồng mình chống nóng nuôi tôm
Author: Hoàng Diệu
Publish date: Tuesday. May 21st, 2019

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, môi trường ao nuôi biến động theo ngày và đêm… tất cả sự phát triển của vật nuôi trong vuông tôm đều bị ảnh hưởng. Các hiện tượng có thể xảy ra như: thiếu ôxy vào sáng sớm, sức đề kháng tôm yếu tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công…; đó là những gì mà nông dân nuôi tôm tại Cà Mau đang lo lắng và tìm nhiều giải pháp để bảo vệ tôm nuôi.

Người dân ấp 1, xã Tân Lộc Bắc hợp sức bơm nước vào vuông tôm 

Khênh từng gào đất dưới kênh quăng lên bờ vuông giữa cái nắng gần 360C, mồ hôi thấm đẫm trên gương mặt, áo, anh Phạm Văn Trong, ấp 11, xã Thới Bình, huyện Thới Bình mong muốn đợt cải tạo vuông tôm với diện tích 1,1 ha không mong muốn này sẽ cứu vãn vụ nuôi sắp tới khi vụ này tôm đã chết, trắng tay hơn 1 tháng thả nuôi.

Anh Trong cho biết: “Gia đình chuẩn bị, cải tạo ngay từ đầu vụ, nhưng thời tiết nắng quá, độ mặn trong vuông cao, môi trường nước chuyển màu xấu nên tôm được hơn một tháng thả nuôi đã bị chết như thế này. Gia đình chỉ biết trông chờ vào vụ nuôi tới chứ không còn cách nào khác”.

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm mùa nắng nóng 

Ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cà Mau cho biết: “Tôm bị chết như trên có thể do nhiều nguyên nhân như: quá trình cải tạo, phơi đầm quá lâu, không bón vôi đúng liều lượng; cấp nước không đủ sâu khi nắng nóng làm môi trường biến động, đặc biệt là pH, độ mặn, độ kiềm… biến động lớn. Theo đó, với những cơn mưa trái mùa đã làm nước đổi màu, xuất hiện hiện tượng thiếu ôxy, tôm nổi đầu và chết”.

Còn tại ấp 1, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vào khoảng 8 giờ sáng, tiếng máy dầu chạy bơm tát nước nổ đều dọc 2 bên tuyến kênh, còn trên mặt trảng nuôi tôm thì mênh mông nước. Ông Lê Minh Luân cho biết: “Nắng dữ thiệt, kiểu này mức nước trong vuông thấp nước sẽ nóng, tôm làm sao sống nổi? Anh em thấy vậy quyết tâm hợp sức cùng bơm nước, trung bình mỗi tuần phải tốn 3 - 4 lít dầu bơm nước cứu tôm, để tôm phát triển tốt, mang lại hiệu quả cho vụ nuôi”.

Trữ nước phục vụ nuôi tôm 

Theo đó, hệ sinh thái có trong vuông nuôi như các loại rong, lăng tượng, cỏ nước mặn hay các loại cây cỏ trên bờ vuông nuôi tôm được người dân quan tâm thực hiện để đối phó với cái nắng hiện nay.

Để bảo vệ tôm nuôi, nhất là kinh nghiệm qua nhiều năm đối phó với thời tiết nắng nóng; ông Trương Minh Hiếu, ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi cho biết: “Mỗi năm đều phải sên vét mùn bã dưới kênh mương, phơi đầm bón vôi đúng quy trình kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư hướng dẫn, nên từ đó đến nay tôm không bị nổi đầu vào sáng sớm hay chết trong lú”. Từ việc ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu tốt nên từ đầu năm đến nay ông Hiếu thu hoạch từ vụ tôm chính vụ gần 100 triệu đồng.

Người nuôi tăng cường, giám sát biến động môi trường 

Ông Mã Huy khuyến cáo: “Bằng nhiều cách người nuôi tôm nên giữ mực nước trên trảng cao ít nhất 0,5 m trở lên, mương 1 m trở lên. Nên bón vôi đá xung quanh bờ vuông nuôi để tránh rửa trôi phèn do các cơn mưa trái mùa gây ra. Và khi quan sát thấy mực nước dưới mức quy cần phải cấp nước nhưng phải qua ao lắng, sau đó cấp vào ao nuôi. Và đặc biệt thường xuyên kiểm tra yếu tố môi trường đặc biệt là pH, độ mặn”.

Nhiều diện tích nuôi tôm bị chết do nắng nóng kéo dài 

Theo đó, để chống lại nắng nóng như hiện nay thì người dân đã tham gia vào các tổ sản xuất, đặc biệt là hình thức liên kết cộng đồng để cùng bơm giữ nước, hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất, cùng nhau giữ nước giúp tôm nuôi phát triển thuận lợi.

Theo ghi nhận của ngành chuyên môn, do nắng nóng, khu vực nội đồng như các huyện Cái Nước, Thới Bình, Trần Văn Thời… có thủy triều đứng nên độ mặn hiện nay trong các vuông tôi tăng cao trên dưới 30‰, cùng với những cơn mưa trái mùa đang diễn ra sẽ làm cho môi trường ao nuôi bất lợi, tôm chết bị đốm trắng, đỏ thân…


Related news

Quản lý chất lượng nước ao nuôi cá nước ngọt Quản lý chất lượng nước ao nuôi cá nước ngọt

Quản lý chất lượng nước là một khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với những ao nuôi

Tuesday. May 21st, 2019
Sự nguy hại của tôm hùm nước ngọt Sự nguy hại của tôm hùm nước ngọt

Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) là một loài xâm hại nguy hiểm, cũng là loài xâm lấn điển hình, đã từng gây ra dịch hại xâm lấn nghiêm trọng

Tuesday. May 21st, 2019
Người chế tạo máy nuôi tôm Người chế tạo máy nuôi tôm

Đó là "Hệ thống nuôi tôm thông minh" gồm các máy tự động dùng nuôi tôm do anh Đào Phước Xoàn, thường gọi là Út Bé, ở ấp An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú

Tuesday. May 21st, 2019