Prices / Mô hình kinh tế

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa

Giữ Quan Điểm Cấp Tiền Cho Người Trồng Lúa
Author: 
Publish date: Wednesday. April 25th, 2012

Hôm qua (24.4), Bộ NNPTNT đã chính thức có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý đất lúa.

Dự thảo này vẫn giữ nguyên phương án cấp tiền hàng năm cho người trồng lúa, dù trong quá trình lấy ý kiến của các bộ, ngành và thành viên Chính phủ đã có những ý kiến đề nghị bỏ quy định này.

Trước đó, tại phiên họp về xây dựng văn bản pháp luật của Chính phủ diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, khi bàn về dự thảo nghị định này, có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định: “Ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác; đồng thời hỗ trợ bổ sung cho người sản xuất lúa khi gặp thiên tai dịch bệnh”.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT cho rằng, để đảm bảo cho các địa phương có nhiều diện tích đất trồng lúa và người sản xuất lúa yên tâm sản xuất và bảo vệ quỹ đất lúa, Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ; đặc biệt trước biến đổi khí hậu, thị trường, đảm bảo cho người trồng lúa vẫn sống được bằng nghề trồng lúa, tiếp tục đầu tư sản xuất, giữ vững an ninh lương thực. Do đó, việc giữ nguyên quy định trên là cần thiết.

Về ý kiến cho rằng, dự thảo cần quy định chặt chẽ hơn để tránh hỗ trợ cho diện tích đất lúa nhưng lại không trồng lúa hoặc bỏ hoang, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Bộ đã chỉnh sửa dự thảo nghị định theo hướng hỗ trợ cho diện tích thực sự đưa vào sản xuất lúa và sẽ soạn thảo thêm các quy định để địa phương sử dụng đúng mục đích ngân sách T.Ư hỗ trợ theo chính sách này”.

Đối với các biện pháp bảo vệ đất lúa, Bộ NNPTNT cho rằng, trước tình trạng đất lúa đang ngày càng có nguy cơ thu hẹp, dự thảo cần giữ nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch đất lúa là: Chỉ cho phép chuyển đổi đất trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép. Trước đó, có ý kiến của thành viên Chính phủ cũng không đồng tình về nguyên tắc này.

Riêng về quy định của dự thảo nghị định là “Trước khi quyết định chuyển đổi mục đích đối với đất chuyên trồng lúa nước có quy mô 2ha trở lên và đất trồng lúa khác có quy mô từ 20ha trở lên để thực hiện dự án công trình, UBND cấp tỉnh phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ”, một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ khó cho địa phương và dồn nhiều việc cho Thủ tướng.

Song theo giải trình của Bộ NNPTNT, nghị định vẫn nên giữ nguyên quan điểm này để đảm bảo quản lý, bảo vệ đất lúa một cách chặt chẽ, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước; khắc phục được tình trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa ở nhiều địa phương chưa phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo có bổ sung quy định là 2 Bộ TNMT và NNPTNT sẽ xem xét trước và trình Thủ tướng.

Related news

Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Ném Đá Ao Bèo Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Ném Đá Ao Bèo

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Wednesday. April 25th, 2012
Hà Giang Mạo Hiểm ? Hà Giang Mạo Hiểm ?

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Wednesday. April 25th, 2012
Đến Lượt Miền Núi Phía Bắc Thê Thảm Cùng Sắn Đến Lượt Miền Núi Phía Bắc Thê Thảm Cùng Sắn

Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.

Wednesday. April 25th, 2012