Giá / Mô hình kinh tế

Giống Cá Nước Lạnh & Đầu Ra Sản Phẩm

Giống Cá Nước Lạnh & Đầu Ra Sản Phẩm
Tác giả: 
Ngày đăng: 03/08/2013

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Từ năm 2012 trở về trước, toàn bộ giống cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) của VN đều phải nhập từ nước ngoài về dưới dạng cá con hoặc trứng giống để ấp nở và nuôi ương.

Song, với thành công bước đầu của đề tài trên đã mở ra hướng mới SX giống cá nước lạnh. Thạc sỹ Nguyễn Viết Thùy, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu NTTS 3) cho biết: Sau 3 năm triển khai, trạm đã tạo được 200 con cá giống hồi vân bố mẹ, SX được 20.000 con cá bột và 10.400 cá giống. Cùng với việc tạo được đàn cá giống bố mẹ, Trạm còn cho sinh sản thành công cá tầm Nga và cá tầm Siberi trong điều kiện tự nhiên ở Lâm Đồng.

Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2015, VN sẽ chủ động được 25 - 30% lượng cá giống nước lạnh hồi vân; đến năm 2020, tỷ lệ này là 40 - 45%. Theo quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh của Lâm Đồng thì đến năm 2020, địa phương sẽ đạt được con số 3.000 tấn cá nước lạnh thành phẩm (gồm 1.000 tấn cá hồi và 2.000 tấn cá tầm), bằng 3/4 số lượng của cả nước.

Một hướng cho đầu ra sản phẩm là nuôi cá tầm lấy trứng và chế biến cá nước lạnh (cả cá tầm và cá hồi) theo hình thức xông khói. Một trong số ít doanh nghiệp bước đầu thành công trên lĩnh vực này là Cty CP Giang Ly ở xã Klong Klăn, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

Ông Phạm Văn Tiến, quản lý trạm SX cá tầm của Cty Giang Ly ở xã Klong Klăn cho biết: “Đến nay Cty đã đầu tư vào trang trại khoảng 30 tỷ đồng nuôi cá nước lạnh. Đến lúc này, việc nuôi cá tầm và cá hồi và cả việc thu trứng không khó lắm. Có điều, công nghệ công nghệ chế biến, bảo quản, nhất là kỹ thuật xông khói thịt cá và muối trứng là rất cầu kỳ".

KS Nguyễn Đình Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty Giang Ly xác nhận: “Muối trứng cá tầm là một chương trình dài hơi của Giang Ly. Năm ngoái, khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, một lứa cá tầm đẻ trứng đã được thu hoạch và đưa vào thử nghiệm, được các nhà khoa học của ĐH Nha Trang hỗ trợ rất tích cực.

Cuối cùng đề tài “Hoàn thiện quy trình chế biến cá hồi, cá tầm xông khói tại Lâm Đồng” của Cty đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng nghiệm thu với kết quả đạt khá.


Có thể bạn quan tâm

Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

03/08/2013
Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

03/08/2013
Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Sản Xuất Nấm Linh Chi Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Sản Xuất Nấm Linh Chi

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

03/08/2013