Giảm Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Lũ

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.
Diện tích thả nuôi tập trung chủ yếu ở hai xã: Bình Thạnh 106ha và An Bình B khoảng 25ha. Nguyên nhân diện tích nuôi tôm giảm là do nhiều hộ bị thua lỗ ở mùa lũ vừa rồi, vì vậy dù được dự báo lũ năm nay sẽ cao hơn năm trước nhưng một số hộ vẫn ngần ngại cho việc đầu tư vào nuôi tôm càng xanh.
Trước tình hình đó, để giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế mùa lũ, năm nay TX.Hồng Ngự có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm 12 triệu đồng/ha xây đê bao lửng, giúp người nuôi chủ động được nguồn nước trên ruộng và có thể đưa tôm lên đồng sớm, tôm sinh trưởng tốt, đạt chất lượng cao hơn.
Đặc biệt mùa lũ năm nay, thị xã có 8ha nuôi cá tra chuyển sang nuôi tôm công nghiệp và có 1ha đang thí điểm mô hình “Tôm lúa mùa”. Đây được xem hướng phát triển kinh tế mới trong mùa lũ của thị xã.
Related news

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.