Giải pháp kiểm tra nhanh Vibrio trong nuôi tôm
Phát hiện sớm tác nhân gây bệnh cho tôm là một trong những yếu tố cần thiết góp phần chuẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra những hướng xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại cho người nuôi.
Những bệnh do Vibrio trên tôm
1. Hoại tử gan tuy cấp
2. Bệnh phân trắng
3. Đốm đen hoại tử do vi khuẩn
4. Đục cơ do vi khuẩn (trắng từng mảng)
5. Bệnh phát sáng
Những loài Vibrio gây bệnh cho động vật thuỷ sản là: V. alginolyticus; V. anguillarum; V. ordalii; V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus…
Trong đó Vibrio gây bệnh đặc biệt nghiêm trọng trên tôm là V. parahaemolyticus. Chúng là tác nhân chính gây bệnh EMS hay còn được gọi là hội chứng chết sớm trên tôm.
Những biện pháp kiểm soát bệnh do vibrio trên tôm
Tại Việt Nam và trên thế giới đã có những biện pháp để phòng bệnh do vi khuẩn cụ thể như:
1. Tôm giống sạch bệnh
Sản xuất cá thể tôm bố mẹ không nhiễm bệnh đã được thực hiện bằng việc chọn lọc và nhân giống tôm sạch bệnh.
2. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ chất lượng nước và chất lượng đáy ao
Biện pháp bao gồm: định kỳ sát khuẩn nước nuôi tôm bằng chlorine, onzone hay BKC; Kiểm soát lượng thức ăn tránh dư thừa, định kỳ xi phong đáy ao, kiểm soát sinh học bằng việc nuôi ghép cá rô phi…
3. Kiểm soát sức khỏe vật nuôi
Kiểm soát bệnh cho tôm bằng tăng cường sức khỏe với việc bổ sung chất kích thích miễn dịch vào chế độ ăn. Những chất này có thể bao gồm các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh, các loại tinh dầu hoặc các thuốc kích thích miễn dịch. Một trong những phương pháp được cho là khả thi hiện nay là sử dụng các sản phẩm kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm như bổ sung bột lá Trâm, tỏi, cây liên kiều hoặc chiết xuất cây Đương quy vào thức ăn tôm.
4. Sử dụng quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn
Nuôi tôm 2 giai đoạn là mô hình nuôi với giai đoạn 1 ương tôm 20 – 30 ngày ở ao ươm trước khi thả ra ao nuôi. Quy trình này nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng nước ao và sức khỏe tôm nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.
5. Cải thiện cơ sở hạ tầng trang trại theo hướng chuyên sâu.
Đó cải thiện cơ sở hạ tầng với hệ thống ao lắng/lọc, ao có lót bạt với lưới che, có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt và hệ thống xi phong đáy ao. Phổ biến hiện nay là hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính và hệ thống nuôi tuần hoàn khép kín.
Ngoài các phương pháp trên thì việc kiểm soát sự hiện diện hay hoạt động của tác nhân gây bệnh Vibrio parahaemolyticus cũng như Vibrio spp cũng góp nhần hạn chế nguy cơ dịch bệnh trên tôm.
Phát hiện sớm tác nhân gây bệnh
Tác nhân chính gây bệnh EMS trên tôm nuôi là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, đây là một loài vi khuẩn có phổ biến trong môi trường nước lợ. Chúng là một loại vi khuẩn liên quan đến viêm dạ dày ruột do nhiễm trùng gây ra chúng làm hỏng hệ thống tiêu hóa của tôm và gây tử vong, thường trong vòng ba mươi ngày sau khi thả. Do đó việc phát hiện sớm sự tồn tại của Vibrio parahaemolyticus nói riêng và các loài Vibrio spp gây bệnh nói chung là việc làm cần thiết. Tuy nhiên với nông dân nuôi tôm việc phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh còn gặp khó khăn như phải gửi mẩu đi kiểm tra ở các phòng Lab, khó phát hiện sớm tác nhân gây bệnh và thao tác còn phức tạp và mẫu dễ bị tạp nhiễm dẫn đến kết quả chưa chính xác...Một giải pháp mới được sử dụng phổ biến hiện nay là việc sử dụng Compact Dry vp để phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh do vibrio.
Sử dụng Compact Dry VP là một phương pháp kiểm tra đơn giản và an toàn để phát hiện và định lượng Vibrio parahaemolyticus cũng như Vibrio spp.
Compact Dry vp là đĩa vi sinh khô với môi trường chuyên biệt cho các dòng vibrio phát triển có khả năng phân lập nhanh Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS trên tôm chỉ với một thao tác đơn giản, người nuôi tôm có thể thực hiện ngay tại ao. Chất lượng đã được kiểm định chính xác tại các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn. Compact Dry VP có thể không chỉ phát hiện Vibrio parahaemolyticus, mà còn phân biệt với các loài vibrio khác. Sản phẩm có chứa chất nền sắc ký đặc trưng cho Vibrio parahaemolyticus phát triển các khuẩn lạc xanh dương hoặc xanh lam, trong khi các vibrio khác phát triển các khuẩn lạc trắng.
Ưu điểm của Compact Dry vp
• Lưu trữ được ở nhiệt độ phòng.
• Sử dụng dễ dàng tiện dụng - Mỗi túi chứa 4 đĩa lý tưởng cho người dùng nhỏ hoặc không thường xuyên.
• Tuổi thọ dài - Các tấm có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 15 tháng sau khi sản xuất.
• Không cần sử dụng thêm chất pha loãng hoặc các dụng cụ khác.
• Chiếm ít không gian bảo quản.
• Thời gian có kết quả nhanh từ 18-20h.
Related news
Làm thế nào để gia tăng tỷ lệ sống cho tôm nuôi trong mùa mưa? (Vũ Tuấn Lợi, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)
Làm thế nào để phòng bệnh đầy đủ cho tôm không bị đốm trắng hiệu quả, hạn chế thiệt hại? (Trương Văn Toàn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Các doanh nghiệp, trang trại nuôi tôm và nhà khoa học trong tỉnh đã tự tìm kiếm và sử dụng dòng vi sinh bản địa đối kháng vi khuẩn gây bệnh