Giá / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Bình Ổn Thị Trường Phân Bón

Giải Pháp Bình Ổn Thị Trường Phân Bón
Tác giả: 
Ngày đăng: 21/03/2011

Hiện nay, tổng số lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu. Hàng năm, cả nước vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới.

CôngThương - Thời gian gần đây, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước đã có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất lương thực cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân từ mức 292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011).

Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như: điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước (trong đó có phân đạm). Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế.

Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản  lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón cần chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), ngoài việc nhập khẩu khoảng 130-200.000 tấn/năm và duy trì mức dự trữ tối thiểu 70.000 tấn/năm, từ năm 2004 đến nay, Nhà máy đạm Phú Mỹ của PVFCCo đã cung cấp gần 5 triệu tấn phân đạm chất lượng cao ra thị trường, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của cả nước, đóng góp lớn vào việc bình ổn thị trường phân bón trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Người Mở Đường Cho Trái Chôm Chôm Xuất Khẩu Người Mở Đường Cho Trái Chôm Chôm Xuất Khẩu

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.

21/03/2011
Lợi Nhuận Cao Từ Nghêu Giống Lợi Nhuận Cao Từ Nghêu Giống

Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)

21/03/2011
Lại Bỏ Lúa Trồng Cam Lại Bỏ Lúa Trồng Cam

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.

21/03/2011