Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Mua Tạm Trữ
Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.
Ông Nguyễn Trọng Thừa, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông, lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), cho biết giá lúa ướt thu mua tại ruộng ở các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 3.900-4.000 đồng/kg. Với giá này đã bắt đầu có lãi cho người trồng lúa, đảm bảo hiệu quả của việc thu mua tạm trữ.
Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài tại vùng “tứ giác” Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười nên nông dân ở những nơi này chủ yếu bán lúa ướt tại ruộng, tuy đỡ công chuyên chở và sấy khô nhưng mức lãi của người dân bán lúa ướt lại thấp đi.
Trong tháng 6-2013, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục thu hoạch hơn 170.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng ước đạt 926.500 tấn lúa; tháng 7 sẽ thu hoạch 680.000 ha lúa Hè Thu, sản lượng hơn 3,8 triệu tấn lúa… Đẩy mạnh tiêu thụ lúa Hè Thu, nhằm chặn đà giảm giá khi vào thu hoạch rộ đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Theo Quyết định 850/QĐ-TTg, ký ngày 4-6 của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn thu mua cả lúa thường và lúa thơm được tính từ ngày 15-6 đến 31-7. Thủ tướng chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa gạo đúng quy chuẩn tiến hành thu mua tạm trữ; đồng thời phối hợp với các địa phương ĐBSCL phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ.
Có thể bạn quan tâm
Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.
Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.