Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre
Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Mới đây, tại Hội thảo tìm biện pháp quản lý sâu đục trái bưởi, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách tổ chức. Nhiều nhà vườn được giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt như: thu gom, tiêu hủy trái bị nhiễm sâu, tiến hành vệ sinh, bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, bao trái, nuôi kiến vàng trong vườn… Điều kiện quyết định đến hiệu quả của biện pháp quản lý là phối hợp nhiều phương thức xử lý, áp dụng triệt để và đồng loạt trên diện rộng, xử lý thường xuyên và liên tục. Một số biện pháp khác đã được đề nghị hoặc đã có hiệu quả tại một số vườn là: sử dụng long não, bẫy đèn...
Cũng tại hội thảo, nhà vườn đã nêu một số kinh nghiệm phòng trừ sâu đục trái bưởi, cùng với cán bộ chuyên môn thảo luận, phân tích những ưu, khuyết điểm và hiệu quả của các biện pháp xử lý.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.