Giá cà phê Tây Nguyên đạt mức cao nhất từ đầu vụ
Sau khi đồng loạt tăng 200 đồng/kg, suốt một tháng qua, giá cà phê Tây Nguyên liên tục “nhảy múa” ở ngưỡng từ 36.000 đến gần 37.000 đồng/kg. Cụ thể, ngày 18.5, giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt nhích lên thêm 200 đồng/kg, đạt mức giá cao nhất tính từ đầu vụ là 36.900 đồng/kg (giá thu mua ở Đắk Nông). Tuy nhiên con số này chỉ giữ được một ngày và lập tức giảm lùi đồng loạt đến 1200 đồng/kg trong 2 ngày sau. 2 ngày tiếp theo giá cà phê tăng lại 600 đồng/kg nhưng cũng liền giảm 300 đồng trong ngày hôm sau.
Từ đầu tháng 6 đến nay, giá cà phê Tây Nguyên vẫn tiếp tục dao động ở mức trên dưới 36.000 đồng/kg. Tại thời điểm 17.6, cà phê ở Đắk Nông (luôn có giá cao nhất so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên) chỉ đạt ở mức 36.400 đồng/kg. Đến ngày 18.6, cà phê Đắk Nông lần đầu tiên chạm mốc 37.000 đồng/kg. Tại các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, cà phê cũng đồng loạt tăng thêm 600 đồng (trong đó cà phê ở Lâm Đồng có mức thấp nhất, đạt 36.300 đồng/kg).
Như vậy, tính đến thời điểm này, giá cà phê đang đạt ở mức cao nhất tính từ đầu vụ. Tuy nhiên mức giá này so với nhiều năm trước vẫn đang ở mức rất thấp (ở niên vụ trước giá cà phê lúc cao nhất đạt 41.000 đồng/kg). Với 37.000 đồng/kg, nông dân đang có lãi nếu bán cà phê, song theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những người tạm trữ cà phê đều đang trông chờ một mức giá hấp dẫn hơn. Ông Nguyễn Văn Ánh, phường Nghĩa Thành, TX.Gia Nghĩa (Đắk Nông), một hộ đang trữ cà phê chia sẻ: “Chúng tôi vẫn đang hi vọng giá cà phê sẽ chạm được mốc 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên trước tình hình biến động liên tục như hiện tại những người tạm trữ cà phê như tôi đang vừa mừng vừa lo”.
Related news
Từ vùng cát trắng cằn cỗi, ông Nguyễn Ngọc (62 tuổi, Tân Hóa Nam, Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định) đã khai hoang, lập trang trại trồng xoài với số lượng gần 1.000 cây, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè thu, tuy nhiên do mưa lớn trong những ngày qua làm cho hàng ngàn diện tích lúa bị đổ ngã. Theo đó, chất lượng gạo giảm, giá lúa sụt mạnh, đầu ra ách tắc khiến nhà nông điêu đứng.
Tận dụng lợi thế sẵn có về tự nhiên, anh Lê Hoài Linh (SN 1984, ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã gom góp vốn mua vịt trời giống về nuôi ở ao nhà. Sau hơn 1 năm chăm bẵm, anh đã xây dựng được trang trại vịt trời duy nhất ở huyện Cần Giờ với hàng ngàn con.