Gấp rút cải tạo ao, xuống giống vụ tôm Xuân-Hè
Vào thời điểm này, người dân vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã ven biển Hà Tĩnh đang gấp rút hoàn thành việc cải tạo ao nuôi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng xuống giống vụ tôm xuân hè 2024 với hy vọng trúng mùa, được giá.
Trên diện tích 03ha với công nghệ nuôi tôm tuần hoàn của anh Nguyễn Văn Dũng ở thôn Nam Hải, xã Thạch Hải huyện Thạch Hà, các công nhân đang tập trung cải tạo ao hồ cho vụ nuôi tôm mới. Đây là năm thứ 2 thả nuôi nên các công đoạn như vệ sinh bạt, dụng cụ nuôi, lắp đặt sục khí, xử lý nước đầu vào đều được thực hiện một cách rất thận trọng.
Theo anh Dũng, vấn đề xử lý trước khi bước vào thả giống được coi là yếu quyết định thành công của vụ nuôi. Ngoài vệ sinh ao đầm thì các dụng cụ như quạt nước, xô chậu,…đều được chúng tôi xử lý bằng cách ngâm clorine hàm lượng cao để đảm bảo diệt vi khuẩn gây hại, hạn chế mầm bệnh xảy ra khi nuôi.
Còn tại cơ sở nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Phượng, tổ dân phố Yên Hà, Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, song song với cải tạo sửa chữa ao hồ, anh cùng công nhân đang tập trung chăm sóc 75 vạn tôm giống vừa thả nuôi cho vụ mới. Giai đoạn một ương tôm giống, với các yêu cầu kỹ thuật khắt khe là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng vụ nuôi.
Anh Phượng cho biết: Hiện tại cơ sở đang thả lứa tôm giống đã được gần 1 tuần. Giai đoạn 1 vẫn cho ăn các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để tôm nhanh lớn, vượt được qua ngưỡng phát triển khi nhỏ, giúp tôm có sức đề kháng tốt, tôm không bị còi cọc, sau đó khi ổn định đưa về trạng thái cho ăn bình thường.
Ông Nguyễn Tông Anh- Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên: Xác định vụ nuôi tôm xuân hè là vụ nuôi chính nên ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với phòng nông nghiệp huyện, đơn vị chuyên môn của tỉnh triển khai tập huấn hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật nuôi tôm, từ khâu cải tạo ao đầm đến tư vấn về các nguồn giống, thức ăn, cách phòng trừ dịch bệnh trên tôm bằng cách lấy các mẫu tôm, mẫu nước xét nghiệm theo định kỳ để kịp thời khuyến cáo cho bà con.
Đến thời điểm này, phần lớn diện tích ao đầm nuôi tôm đang được bà con gấp rút hoàn thành khâu cải tạo. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, sau một vụ nuôi thì toàn bộ lượng chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh,.. đều tích tụ ở đáy ao, nếu quá trình cải tạo không tốt sẽ là nguyên nhân khiến tôm chậm phát triển và xảy ra một số loại bệnh. Vì vậy, xử lý đáy ao là khâu đầu tiên và cơ bản nhất trong quy trình nuôi tôm. Việc cải tạo ao nuôi tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển, tăng trưởng nhanh, hạn chế sự phát sinh dịch bệnh
Năm 2024, Hà Tĩnh đặt mục tiêu thả nuôi 2250ha tôm các loại, phấn đấu đạt sản lượng 5900 tấn. Thời điểm này, ngành thủy sản đang tập trung hướng dẫn cho các hộ nuôi thực hiện nghiêm các quy trình ngay từ đầu vào trong nuôi trồng thủy sản, cùng với đó, thường xuyên kiểm tra môi trường nước, kịp thời cảnh báo các nguy cơ xảy ra dịch bệnh để người nuôi chủ động phòng ngừa.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy - Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho biết: Từ đầu vụ nuôi Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra các yếu tố môi trường, và thu mẫu tôm để kiểm soát các mầm bệnh đặc biêt là bệnh đốm trắng (WSSV) để có khuyến cáo cho người nuôi.
Kết quả kiểm tra môi trường tại 45 vùng nuôi tôm tập trung ở 7 huyện, thị ven biển với các chỉ tiêu như: độ sâu ao, pH đất, độ mặn, pH nước, độ kiềm,… cho thấy các thông số quan trắc đầu vụ nuôi cơ bản có giá trị nằm trong giới hạn cho phép và kiểm tra 30 mẫu tôm tự nhiên thì không phát hiện mầm bệnh đốm trắng. Đây là những điều kiện môi trường thuận lợi để người nuôi tôm thực hiện cải tạo ao, hồ và tiến hành thả giống trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để có một vụ tôm an toàn hiệu quả, các hộ nuôi cần thực hiện cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Cấp nước vào ao lắng lọc thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp cho ao nuôi; xử lý nước phải đảm bảo các thông số môi trường có giá trị nằm trong giới hạn cho phép trước khi thả giống.
“Tháng 3 - tháng 4 là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, gió mùa lạnh kết hợp với mưa phùn, có những thời điểm nắng nóng ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ xuống thấp kết hợp sương muối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đối tượng nuôi. Vì thế, khi hoàn thành thả giống, bà con nên lưu ý công tác quản lý môi trường ao nuôi, duy trì mực nước trong ao cao (1,3-1,5m) để hạn chế biến động nhiệt độ và các yếu tố môi trường kết hợp với tăng cường quạt nước hạn chế phân tầng nước và cung cấp đủ oxy hòa tan đảm bảo cho tôm phát triển”. Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản Nguyễn Thị Hoài Thúy lưu ý thêm.
Theo kế hoạch, lịch thời vụ thả giống tôm thẻ chân trắng năm 2024 bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4, tôm sú từ tháng 3 đến hết tháng 6. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng khuyến cáo người nuôi cần hạn chế vận chuyển và thả tôm giống vào thời điểm nắng nóng để đảm bảo vụ nuôi mới được thắng lợi.
- Dải áp suất và lưu lượng rộng
- Độ rung thấp, vận hành êm ái
- Trục vít 2 thùy nằm ngang
- Đơn giản, cấu trúc gọn
- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch
- Hệ nén trục vít mạnh mẽ
- Roto được thiết kế đặc biệt
- Hoạt động liên tục, bền bỉ
Related news
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11,5ha tôm nuôi bị bệnh, trong đó 10ha tôm bị bệnh hoại tử.
Để công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có hiệu quả.
Có thể nói tôm sú đang bước vào thời kỳ “phục hưng”, đặc biệt ở Ấn Độ và Trung Quốc; tuy nhiên theo các chuyên gia như ông Ida Skancke của Kontali.